Chủ Nhật, 24/11/2024
Pháp luật
Thứ Ba, 6/6/2017 21:52'(GMT+7)

Trách nhiệm phối hợp giữa Ban chỉ đạo 389 Quốc gia với Ban chỉ đạo 389 các địa phương

Văn phòng Thường trực BCĐ 389 quốc gia thường xuyên làm việc, trao đổi công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại với các lực lượng chức năng. Ảnh: T.Hằng.

Văn phòng Thường trực BCĐ 389 quốc gia thường xuyên làm việc, trao đổi công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại với các lực lượng chức năng. Ảnh: T.Hằng.

Theo đó, Quy chế nêu trên áp dụng đối với Trưởng Ban, các Phó trưởng ban và các Ủy viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương; Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Bố cục Quy chế gồm 3 Chương, 8 Điều, một số nội dung chính đó là:


Về nguyên tắc xác định trách nhiệm: Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chịu trách nhiệm trước Thủ Tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được Thủ tướng Chính phủ giao thống nhất chỉ đạo, điều hành các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên phạm vi toàn quốc. Các Phó trưởng Ban và các Ủy viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong hoạch định các chương trình, kế hoạch công tác và chỉ đạo, điều hành các đơn vị chức năng thuộc quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo sự phân công hoặc ủy quyền của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn thuộc Bộ, ngành quản lý.


Trưởng Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng; cấp trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong chỉ đạo, điều hành các đơn vị chức năng thuộc quyền thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý. Các Phó trưởng Ban và các Ủy viên Ban Chỉ đạo 389 Bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban trong hoạch định các chương trình, kế hoạch công tác và chỉ đạo, điều hành các lực lượng chức năng thuộc quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo sự phân công hoặc ủy quyền của Trưởng Ban và trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn thuộc Bộ, ngành, địa phương, đơn vị quản lý.


Về nguyên tắc chỉ đạo, điều hành: Đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật, đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được phân công; chấp hành đúng quy định về chế độ bảo mật; quá trình phối hợp không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các bên có liên quan. Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm chấp hành và thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong công tác tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389 Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.


Về mối quan hệ phối hợp: Quan hệ giữa Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành; giữa Ban Chỉ đạo 389 các địa phương là quan hệ đồng cấp, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện kịp thời, hiệu quả yêu cầu nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bên.


Về các nội dung phối hợp, tại Điều 7 của Quy chế nêu rõ: Phối hợp trong chỉ đạo, điều hành công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Phối hợp thu thập, trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu; Phối hợp tổ chức các kế hoạch thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát liên ngành và phối hợp thực hiện các phương án, kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả liên quan đến nhiều lĩnh vực, địa bàn; Phối hợp trong quá trình điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo quy định của Bộ Luật hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, kinh nghiệm điều tra, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xây dựng lực lượng theo đề nghị của Bộ, Ngành, địa phương có liên quan; Phối hợp trong công tác hợp tác quốc tế liên quan đến lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Phối hợp trong công tác thông tin tuyên truyền.

(TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất