Thứ Bảy, 30/11/2024
Sức khỏe
Thứ Sáu, 18/2/2011 21:31'(GMT+7)

Tránh tiếng ồn từ nhỏ để già không bị giảm thính lực

 Trên thế giới có khoảng 10% dân số bị điếc và giảm thính lực do nhiều nguyên nhân, trong đó tiếng ồn có thể là  nguyên nhân của khoảng 50% các trường hợp. Ở nước ta, tỷ lệ này chiếm 5 - 7%.

Một trong những nguyên nhân gây điếc là do tiếng ồn sinh hoạt. Nếu thường xuyên nghe tiếng ồn sẽ giảm dần thính lực và có thể dẫn tới điếc. Cường độ âm thanh an toàn từ 30 - 70dB. Sức nghe của tai sẽ giảm nếu tiếp xúc với âm thanh có cường độ trên 70dB trên 8 giờ/ngày và kéo dài trong 6 tháng.

Quá trình giảm thính lực xảy ra từ từ và diễn biến âm thầm. Khi bệnh nhân phát hiện tai mình nghe không rõ thì đã muộn. Âm thanh có cường độ trên 100dB gây hại rõ rệt sau thời gian tiếp xúc vài phút đến vài chục phút trong một số ngày (tùy theo lứa tuổi). Tiếng ồn này có thể gặp ở các nhà ga, khu phố buôn bán náo nhiệt, tiếng vô tuyến, dàn nhạc gia đình mở ở mức cao.

Tiếng ồn gây ra suy giảm sức nghe do âm thanh còn gặp trong các buổi hòa nhạc ngoài trời, sàn nhảy, nghe headphone ở cường độ cao, các cuộc đua mô tô... Tiếng ồn phi công nghiệp như vậy được gọi là tiếng ồn trong sinh hoạt (điển hình là nhạc sống hoặc bằng đĩa hát, thể thao, sân chơi, bãi đỗ xe).

Để bảo vệ tai, cần thực hiện những biện pháp như tránh tiếng ồn từ khi còn trẻ, nếu không tránh được thì phải có những dụng cụ bảo vệ. Ở trong môi trường mà nói chuyện khó nghe tức là trong môi trường đó, tiếng ồn đã đủ lớn để có thể gây tổn thương tai. Nên ở xen kẽ nơi ồn ào và nơi yên lặng để cho tai nghỉ ngơi.

Hạn chế khoảng thời gian tiếp xúc tiếng ồn. Nếu phải tiếp xúc với tiếng ồn đều đặn (làm việc trong môi trường quá ồn ào), cần kiểm tra thính lực đồ âm đơn ít nhất mỗi năm 1 lần.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh/KH&ĐS

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất