(TCTG)- Giữa hai cường quốc của châu Á này, mọi xung đột đẫm máu trong lịch sử đang phai mờ để nhường chỗ cho chủ nghĩa thực dụng kinh tế và chiến lược. 2010 được coi là năm của những cử chỉ hoà giải ấn tượng, mở đầu cho một liên minh chặt chẽ hơn.
Một người Trung Quốc ở lâu tại cung điện! Người đứng đầu Hoàng gia không nguôi giận. Cách đây hơn một tuần, Thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama đã xắp xếp một cuộc gặp bất ngờ cho Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Cận Bình, người có khả năng kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Đã có một sự ưu tiên đặc biệt khi biết rằng theo nghị định phải mất một tháng để được Nhật hoàng Majesté Akihito đón tiếp. Sự vội vàng này thể hiện tầm quan trọng đặc biệt mà chính phủ Nhật dành cho Trung Quốc. Một vài ngày trước đó, Chủ tịch Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) Ichiro Ozawa đã dẫn đầu một phái đoàn gồm 643 cảm tình viên và đảng viên đảng mình tới Bắc Kinh tham gia các cuộc hội đàm cấp cao. Khán giả truyền hình Nhật và Trung Quốc cũng có thể thấy một cảnh tượng siêu thực: Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cùng tham gia chụp hình với từng thành viên trong số 143 người của đảng DPJ! Một vài tuần trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật đã được người đồng cấp Trung Quốc đón tiếp nồng hậu và cùng tuyên bố tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung.
Sự hằn thù là lý do tồn tại của Đảng Cộng sản
Và tất cả điều trên chỉ là phần phụ. Theo những thông tin chúng tôi có được, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giới thiệu DPJ kịch bản hoà giải ấn tượng trong năm nay: Đầu tiên Thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama sẽ tới Nam Kinh, địa điểm mà Quân đội hoàng gia Nhật đã gây ra nhiều tội ác trong cuộc xâm lược Trung Quốc, để đưa ra những lời xin lỗi chính thức trước dân tộc Trung Quốc. Một vài tháng sau đó, ngày 15/8 kỷ niệm sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima, đến lượt Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới thăm thành phố cảm tử của Nhật để trình bày “ba nguyên tắc” trong học thuyết hạt nhân của Trung Quốc: trước tiên không ném bom, không tấn công một nước phi hạt nhân, không xuất khẩu vũ khí hạt nhân.
Ông Ichiro Ozawa, nhạc trưởng cho sự xích lại gần nhau ấn tượng trên, là một người bạn cũ của Trung Quốc. Dưới thời Thủ tướng Kakuei Tanaka năm 1972, ông đã đàm phán cho việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa Nhật và nước láng giềng to lớn. Ngày nay, ông cố gắng hâm nóng lại quan hệ hai nước, được bắt đầu từ năm 2006.
Trước ngày trên, quan hệ với Nhật ngày càng xấu đi, là lý do sống còn trong chính sách đối nội của mỗi nước. Tại Bắc Kinh, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân đã sử dụng lòng căm thù Nhật làm lý do tập hợp những người yêu nước Trung Quốc (và là một lý do cho sự tồn tại của Đảng Cộng sản, trong lịch sử được hợp thức hoá bởi cuộc chiến chống lại quân xâm lược Nhật). Một vị khách người Nhật vẫn còn thù hận kể lại: “ngay khi đến Nhật, ông Giang Trạch Dân đã quấy rầy chúng tôi với lịch sử ngay cả trên bàn tiệc với Nhật hoàng. Thật mất lịch sự!”. Về phía Nhật, Thủ tướng Junichiro Koizumi đã có hành động đáp trả phản tác dụng khi đến thăm Đền Yasukuni thờ các nạn nhân thiệt mạng trong chiến tranh, trong đó có các binh sĩ Nhật tử trận năm 2001.
Những người cứu tế Nhật
Sự hằn thù đạt đến cực điểm khi xảy ra các cuộc biểu tình quy mô lớn chống Nhật làm náo động Trung Quốc năm 2005. Sau đó, sự hằn thù đã tiêu tan. Ông Ryosei Kokubun, giáo sư Đại học Keio, chuyên gia giỏi nhất về quan hệ hai nước, giải thích: “Nhật và Trung Quốc đã cam kết vào cái mà họ gọi là một đối tác chiến lược. Ông Hồ Cẩm Đào đã quyết định chuyển các tranh cãi lịch sử sang một bên. Ông chỉ nói về quan hệ Trung-Nhật thời hậu chiến, đang trở nên tươi sáng”.
Những nhà lãnh đạo Nhật và Trung Quốc đã tăng cường các chuyến thăm chính thức. Năm 2007, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đọc một bài diễn văn trước Quốc hội Nhật, được truyền trực tiếp trên đài truyền hình Trung Quốc, trong đó ông tán thành những lời xin lỗi của chính phủ Nhật liên quan Cuộc chiến tranh thế giới lần 2.
Tháng 5/2008, một thảm kịch đã làm hai kẻ thù ở châu Á xích lại gần nhau. Sau vụ động đất tại Tứ Xuyên, Nhật là nước đầu tiên gửi một nhóm cứu hộ đến địa điểm động đất. Mặc dù có ý kiến nghi ngờ từ phía công luận, đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc đã giành hẳn một cuốn sách để viết về những nỗ lực của 60 nhân viên cứu hộ Nhật. Trên trang nhất, các nhà báo Trung Quốc in bức hình những kẻ thù của ngày hôm qua, đang cúi người và im lặng, lả đi vì bất lực trước những xác chết và đống đổ nát. Ông Ryosei Kokubun đánh giá: “Kể từ thời điểm đó, hình ảnh người Nhật đã thay đổi tại Trung Quốc”.
70 triệu khách du lịch năm 2020
Các chính khách phát triển quan hệ nhanh hơn các doanh nhân bởi quan hệ kinh tế không bao giờ tăng nhanh. Trung Quốc đã trở thành phân xưởng của Nhật-đối tác thương mại chính và ngày mai là khách hàng đầu tiên. Các tập đoàn lớn như Nissan, Honda và Toyota cần Trung Quốc để sản xuất và bán hàng. Ở Tokyo, những khách du lịch Trung Quốc chen nhau vào các nhà hàng và cửa hiệu, dần thay thế người Nhật, chịu yếu thế mất 20 năm do tình hình kinh tế trì trệ. Một người đại diện của một hãng hàng không châu Âu tại Tokyo cho biết: “Bộ trưởng Giao thông đã phấn khởi dự báo có khoảng 70 triệu khách du lịch Trung Quốc vào năm 2020, tức bằng lượng khách nước Pháp đón tiếp mỗi năm”.
Trung tâm hữu nghị Nhật-Trung ở trung tâm thủ đô Tokyo là một biểu tượng cho mối quan hệ thận trọng mà hai nước đã thêu dệt từ 20 năm nay, trong đó một nước đang yếu đi và nước kia đang mạnh lên. Ông Tatsumi Murakami, Chủ tịch sáng lập Trung tâm giải thích: “Chúng tôi xây dựng trung tâm dựa trên kiểu mẫu hiệp ước Élysée được ký giữa DeGaulle và Adenauer, người đã khởi xướng việc trao đổi các đoàn thanh niên Pháp và Đức. Đó là phương tiện tốt nhất để hai dân tộc xích lại gần nhau. Chúng ta không quên là Trung Quốc to hơn Nhật 20 lần, với dân số gấp 10 lần”. Trên văn phòng ông có treo một bức vẽ lớn rất đẹp do Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tặng, có ghi: “sức mạnh của tuổi trẻ sẽ mạng lại hoà bình cho thế giới”. Vào thời điểm thành lập Trung tâm, Trung Quốc vẫn còn là mối lo ngại của những người Nhật. Ông Tatsumi Murakami nhớ lại: “ngày đầu mở cửa năm 1988, một chiếc xe tải của phe cực hữu đã tấn công đám đông khách mời mà không có kẻ nào bị bắt”. Ông phấn khởi cho biết: Từ đó, toà nhà khô khan này đã đón tiếp gần 4.000 sinh viên, trong đó có hàng trăm nghiên cứu sinh “mà ngày nay đang nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Chính quyền Trung Quốc, trong các trường đại học hay các tập đoàn”. Những cựu sinh viên của trường vẫn còn giữ liên lạc với những gia đình Nhật đã tiếp nhận họ, đặc biệt nhờ vào một phần mềm dịch thuật do Trung tâm thiết kế.
Tuy nhiên, tình hữu nghị được tạo ra từ sự quên lãng này lại rất dễ vỡ. Những thời điểm hiểu lầm và xung đột luôn tiềm ẩn vô tận giữa hai cường quốc. Cuộc khủng hoảng cuối cùng xảy ra là vụ một mặt hàng thực phẩm của Trung Quốc có chất lượng không tốt làm hàng nghìn người Nhật bị ngộ độc. Một năm sau sự việc đó, Tokyo luôn yêu cầu giải thích và để vụ việc trên ảnh hưởng tới chính sách ngoại giao của mình.
Tuy nhiên, chính việc tiếp cận nguồn năng lượng và nguyên liệu là nguồn gốc của các cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Nhật. Hai nước chiến đấu thông qua các công ty trung gian trên toàn thế giới. Trung Quốc và Nhật theo thứ tự là những nước tiêu thụ dầu lửa đứng vị trí thứ hai và thứ ba trên thế giới. Không có nguồn vàng đen, Nhật phải nhập khẩu hầu như toàn bộ nhu cầu của mình. Trung Quốc tự cung ứng dầu lửa đến tận năm 1993. Ngày nay, hơn một nửa nhu cầu dầu lửa của Trung Quốc phải nhập khẩu và sẽ không ngừng tăng cao. Nhưng nguồn tài nguyên này không phải là vô tận. Cuộc xung đột này không chỉ diễn ra tại vùng biển thuộc lãnh hải chia tách hai nước, nơi mà Bắc Kinh và Tokyo tranh giành ba mỏ khí thiên nhiên và dầu lửa. Bộ Tư pháp hai nước thường xuyên hứa hẹn giải quyết ổn thoả vấn đề tranh chấp, nhưng họ không thể thực hiện hoàn toàn và một vài chiến hạm qua lại vị trí các mỏ trên đôi khi gây ra những cuộc đụng độ nhỏ. Ông David Hewitt, nhà phân tích năng lượng tại thị trường châu Á thái bình dương CLSA, Tokyo cho biết: “mọi đánh giá đều đồng tình cho rằng: các mỏ trên có trữ lượng không lớn”. Theo công ty Trung Quốc Cnooc, đã ngang nhiên khai thác các mỏ trên trước mặt những người Nhật, trữ lượng các mỏ gồm 22 triệu thùng dầu và 67 triệu thùng (tương đương) khí tự nhiên. Đây chỉ bằng một giọt vàng đen trong các mỏ dầu của Trung Quốc (1% trữ lượng dầu và 7% trữ lượng khí của Cnooc), nhưng lại là một nguồn lợi tiềm năng so với các mỏ dầu của Nhật.
Cuộc chiến năng lượng
Một bộ nhận trong tầng lớp chính trị Nhật cảnh báo chống lại việc xích lại gần Trung Quốc. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật nói: “Thật đơn giản: ngân sách quốc phòng của Nhật là minh bạch nhất trên thế giới, trong khi đó ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là mập mờ nhất”. Ông Shigeru Ishiba, một trong những nhà lãnh đạo phe đối lập tỏ ra lo lắng: “Bình thường thì ngân sách quốc phòng tăng 10%/năm. Nhưng rốt cuộc thì tăng theo sức tăng trưởng của nền kinh tế. Điều chúng ta muốn biết đó là khoản tiền đó sẽ đi đâu. Người ta không nói cho chúng ta điều này”. Ông nói: Quả thực Trung Quốc không có ý định tấn công nước nào, nhưng Trung Quốc không phải là một chế độ dân chủ. Chính sách của nước này có thể thay đổi thất thường. Ít nhất là với người Mỹ chúng ta cùng chia sẻ lợi ích”.
Tại hành lang của Trung tâm hữu nghị Nhật-Trung, một thanh niên người Trung Quốc tên So Chin Shu đang ôn thi tiếng Nhật. Anh nói: “Chính trị? Tôi không cần. Tôi yêu nước Nhật. Truyện tranh, trò chơi điện tử… lôi cuốn tôi đến đây”.
Theo báo LEFIGARO.fr