Thứ Hai, 9/12/2024
Nhịp cầu Công Thương
Thứ Hai, 5/12/2022 10:52'(GMT+7)

Tuyên truyền nâng cao kiến thức, kỹ năng tiêu dùng cho toàn xã hội

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Chỉ thị 30-CT/TW ngày 22/1/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” (Chỉ thị 30) nêu rõ: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài, là trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội... 

Trong các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Theo đó, cần quan tâm: Một là, đa dạng hóa phương thức truyền thông, đổi mới nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nâng cao kiến thức, kỹ năng tiêu dùng cho toàn xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để thực thi hiệu quả các quyền của người tiêu dùng, nhất là đối với đối tượng người tiêu dùng yếu thế (trẻ em, học sinh, sinh viên, người già, phụ nữ, công nhân nghèo, khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa...). Hai là, công khai, minh bạch và thông tin rộng rãi, đầy đủ bằng nhiều hình thức phù hợp đến người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và cảnh báo những nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng. Nâng cao đạo đức kinh doanh và hình thành văn hóa tiêu dùng an toàn, văn minh, lành mạnh và phát triển bền vững.

Trong tổ chức thực hiện, bên cạnh nhiệm vụ của các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Chỉ thị 30 xác định: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị; Ban cán sự đảng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và các cơ quan có liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và hằng năm báo cáo Ban Bí thư kết quả thực hiện Chỉ thị này.

Thực hiện nhiệm vụ nêu trên, thời gian qua, Bộ Công Thương đã khẩn trương, tích cực triển khai nhiều nội dung, trong đó có chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương trong cả nước xây dựng dự thảo Chương trình hành động của Chính Phủ. Theo đó, ngày 26/5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30 (Nghị quyết 82).

Trước đó, Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 11-KH/BCSĐ ngày 13/9/2019 về việc thực hiện Chỉ thị số 30, nhằm triển khai học tập, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả Chỉ thị số 30 đến toàn thể cán bộ, đảng viên, viên chức, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương cũng như tạo chuyển biến rõ nét, khắc phục những hạn chế, yếu kém; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành công thương đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ngày 21/7/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1907/QĐ-BCTvề việc ban hành Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 82 nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước với bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Kế hoạch đã giao cụ thể từng nhiệm vụ tới từng cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương.

Đồng thời, công tác tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 30 và Nghị quyết 82 cũng được Bộ Công thương triển khai mạnh mẽ, thông qua nhiều hình thức như: đăng tải nội dung Chỉ thị 30 trên website và các ấn phẩm báo chí của Bộ, trên các cơ quan truyền thông báo chí; tổ chức Hội nghị tuyên truyền Chỉ thị số 30 và Nghị quyết 82 tới các cơ quan Trung ương, bộ, ngành, Sở Công Thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các tỉnh khu vực miền Bắc, Khu Vực Tây Nam Bộ, Khu Vực Đông Nam Bộ, khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã hỗ trợ nhiều địa phương tuyên truyền nội dung Chỉ thị 30 và Nghị quyết 82.

Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thời gian qua, Bộ Công thương cũng đã đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp lý lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, Bộ đã chủ trì phối hợp với bộ, ban ngành, địa phương tiến hành các thủ tục cần thiết để sửa đổi và bổ sung Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo hướng phù hợp với các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Về cơ bản, công tác xây dựng thể chế thời gian qua đã được các cấp, các ngành quan tâm, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đáp ứng các yêu cầu cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam và xu hướng phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới; thực thi hiệu quả hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; lồng ghép các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nhiều văn bản, lĩnh vực chuyên ngành có liên quan, trong đó, nổi bật là lĩnh vực thương mại điện tử, quản lý thị trường. Đồng thời, hình thành hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương và hệ thống các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cả nước; nâng cao nhận thức của xã hội đối với sự quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội; kêu gọi và tăng cường trách nhiệm của các chủ thể trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo cơ sở để ban hành và thực hiện nhiều chương trình, dự án, đề án, kế hoạch về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như thúc đẩy lồng ghép bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các lĩnh vực chuyên ngành…/.

HOÀNG MINH

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất