(TG)-Với những ứng dụng khoa học công nghệ và cuộc sống số như hiện nay, các cơ quan báo mạng điện tử cần phải đa dạng hóa các loại hình thức đăng tải thông điệp ảnh báo chí.
Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện những hình thức như photovoice (kể chuyện bằng hình ảnh), photo story (tạo slide kể chuyện với hình ảnh minh họa)… Đây là những hình thức kết hợp hình ảnh tĩnh, hình ảnh động với lời nói, âm nhạc để truyền tải thông điệp hình ảnh. Những hình thức đăng tải mới này sẽ tác động trực tiếp vào thị giác và thính giác của độc giả, thu hút sự chú ý của độc giả, mang lại hiệu quả cao hơn trong việc truyền đạt thông điệp. Đây cũng là hình thức đáp ứng được nhu cầu của độc giả, có tính liên kết và có sức thuyến phục hơn.
Cần áp dụng những công nghệ hiện đại của mạng internet, của báo chí để có hình thức thể hiện thông điệp ảnh báo chí mới mẻ, đem lại trải nghiệm trực quan cho độc giả như những thước phim quay chậm như thông điệp ảnh 3D, trình bày các câu chuyện mang tính nhập vai, trải nghiệm.... Với số lượng ảnh nhiều, nên chia thành các khối nội dung ảnh để không tạo cảm giác nhàm chán, bị lặp lại. Điều quan trọng nhất đối với các phóng viên, cần có sự tư duy bằng hình ảnh để truyền tải nội dung thông điệp; chứ không phải nghĩ tới nội dung thông điệp cần truyền tải trước, rồi sau đó, mới tính đến tìm kiếm ảnh nào cho phù hợp với nội dung thông điệp.
Tại Hội nghị Chuyên đề Quốc tế về Báo chí Trực tuyến (ISOJ) lần thứ 23, được tổ chức vào tháng 4/2022 tại Austin, Texas, Mỹ, câu hỏi được đặt ra là “Web3 (blockchain/NFTs) và metaverse (AR/VR/XR) sẽ tác động đến báo chí thế nào?”.
Web3 được coi là thế hệ thứ ba của Internet và, không giống như mạng toàn cầu mà chúng ta biết ngày nay, nó sẽ dựa trên các quy trình phi tập trung, không có nhiều sự can thiệp của các công ty công nghệ. Nó kết hợp các khái niệm như công nghệ blockchain và nền kinh tế dựa trên tiền điện tử. Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn đầu nhưng người ta tin rằng web3 sẽ thay đổi hoàn toàn cách người dùng tương tác trên web. Metaverse là không gian kỹ thuật số có thể được truy cập thông qua công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) hoặc thực tế mở rộng (XR).
Câu trả lời được đưa ra, tương lai của báo chí là nhập vai, tương tác và 3D. The NewYork Times đã sử dụng công nghệ web 3D để tái tạo cảnh báo chí trong 3D. Mục tiêu của báo chí làm những người thư ký thời đại, làm chứng cho lịch sử một cách trung thực nhất có thể, đặc biệt với các nhà báo phóng viên ảnh và video, những người ghi lại sự kiện một cách trực quan, sinh động. Các nhà báo sản xuất thông tin trực quan luôn tìm kiếm những công nghệ mới để giúp họ nắm bắt chi tiết và truyền tải tin tức nhanh hơn. Hàng trăm năm nay, độc giả chỉ nhìn thấy những bức ảnh báo chí 2D duy nhất của sự kiện. Hiện nay, các báo mạng điện tử đang tìm cách thoát khỏi hình chữ nhật 2D đó, để độc giả trải nghiệm khung cảnh giống như cách mà nhà báo đã được trải nghiệm. Thay vì nhìn vào bức ảnh của một không gian, chúng ta có thể di chuyển qua nó. Những đột phá kỹ thuật cho phép độc giả trải nghiệm một câu chuyện tin tức bằng cách tự do khám phá môi trường mà nó diễn ra. Kỹ thuật cũng đươc tối ưu hóa cho thiết bị di động và tốc độ 4G của điện thoại. Khi độc giả phóng to ảnh, báo điện tử cho phép tải những gì đang xem với độ chi tiết cao và loại bỏ phần còn lại. Mục tiêu của thông điệp ảnh báo chí và các thông tin trực quan khác trên báo mạng điện tử là đưa độc giả đến với câu chuyện một cách gần nhất. Trong truyền thông hiện tại, khả năng đưa độc giả trải nghiệm, đến những nơi họ không thể đến được coi trọng hơn bao giờ hết. Hiện nay trên thế giới đã có những khóa học hướng dẫn cách chụp ảnh báo chí ở chế độ 3D.
Theo NewYork Times đưa phần mềm Photogrammetry là một quá trình bao gồm chụp hàng chục hoặc hàng trăm bức ảnh tĩnh và sử dụng phần mềm để ghép chúng lại với nhau thành lưới 3D. Phần mềm tìm kiếm các khu vực giống nhau giữa các bức ảnh và sau đó sử dụng thị sai, hoặc mối quan hệ giữa các đối tượng ở tiền cảnh và hậu cảnh, để tạo chiều sâu. Các cơ quan báo chí, bao gồm cả The NewYorkTimes, đã sử dụng kỹ thuật này để hiển thị các đối tượng một cách chi tiết, nhưng kỹ thuật này bị hạn chế về băng thông cần thiết để làm cho các mô hình lớn hơn, quy mô môi trường để tất cả mọi người đọc đều có thể truy cập.
|
|
Việc tạo mô hình ảnh 3D bằng phép đo ảnh, yêu cầu chụp nhiều hình ảnh chồng lên nhau của một không gian và ghép chúng lại với nhau bằng phần mềm
|
Phần mềm Photogrammetry xác định các đặc điểm được chia sẻ của mỗi hình ảnh và sử dụng vị trí của máy ảnh để tính toán độ sâu
|
Bộ phận đồ họa tại The Times đã sử dụng phép đo quang tỷ lệ đối tượng cho câu chuyện "Thực tế tăng cường: Bốn trong số những vận động viên giỏi nhất, như bạn chưa bao giờ nhìn thấy họ" vào năm 2018
|
Hay Times đã dùng công nghệ AR (thực tế tăng cường) để đưa độc giả trở thành nhân chứng trải nghiệm cho cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Amazon trong bài viết “Inside the Amazon: The dying forest”. Trong nhiều thế kỷ qua, rừng Amazon là một trong những vùng hoang dã tuyệt vời cuối cùng trên hành tinh Trái đất, nơi có có các bộ lạc biệt lập và muôn vàn loài động sống không bị quấy rầy bởi người ngoài. Nhưng hiện nay, Amzong đang phải chịu nạn phá rừng tràn lan, cùng với biến đổi khí đậu đang đe dọa sự tồn tại của rừng nhiệt đới. Bài viết là hành trình nhập vai theo chân của một nhóm nhà báo Times được cử đi sâu vào Amazon, độc giả được khám phá các ngôi làng của bộ lạc, kiểm tra các khu rừng và tận mắt chứng kiến Amazon đang bị đe dọa như thế nào. Kỹ thuật chụp ảnh bằng máy bay không người lái tiên tiến và phép đo ảnh 3D về một số địa điểm xa xôi, khó tiếp cận và bị đe dọa nhất, sẽ đưa người đọc đi sâu vào Amazon đang biến mất theo cách chưa bao giờ từng có trước đây.
Việc sử dụng AI trong hình ảnh và video của báo mạng điện tử đã được đề cập. Ví dụ, DALL-E là một mô hình AI mới từ Open AI tự động tạo hình ảnh gốc từ các hướng dẫn được cung cấp trong văn bản. Điều này có thể mở ra một loạt các khả năng mới, từ minh họa câu chuyện đơn giản đến các hình thức báo chí trực quan bán tự động hoàn toàn mới.
AI cung cấp khả năng cá nhân hóa trải nghiệm mà không làm giảm tính toàn vẹn của chương trình làm việc của báo mạng điện tử bằng cách cung cấp các phiên bản khác nhau của một câu chuyện: bài báo dài, ngắn, tóm tắt, phương pháp xử lý bằng hình ảnh hoặc video với hiệu quả cao hơn rất nhiều. Trong thời gian tới, AI sẽ góp phần tăng cường câu chuyện trực quan trên văn bản và tăng cường các định dạng câu chuyện truyền thông hỗn hợp được truyền thông phổ biến.
Các tòa soạn cũng cần có các kênh trên nền tảng mạng xã hội để quảng bá, tiếp cận với độc giả như lập fanpage trên Facebook, Twitter, Tiktok, Youtube… Đây là những cách thức để tiếp cận độc giả và nhận phản hồi của độc giả để nâng cao chất lượng thông điệp truyền thông.
DALL-E: Tự động tạo hình ảnh từ văn bản (Nguồn: Open AI)
|
NFTs (Non-fungible token) (tài sản không thể thay thế) đã trở thành “Từ của năm 2021” của Từ điển Collins. Thuật ngữ này mô tả một chứng chỉ duy nhất có thể ghi lại quyền sở hữu bất kỳ mục kỹ thuật số nào cũng như tác phẩm ảnh, câu chuyện tin tức gốc hay tác phẩm nghệ thuật. Điều này được lưu trữ trong một blockchain công cộng phi tập trung, đóng vai trò như hồ sơ về quyền sở hữu. Các tòa soạn như Quartz, New York Times đã kiếm được rất nhiều tiền khi bán một bài báo. Các tòa soạn có thể thử nghiệm với các kho lưu trữ kiếm tiền với NFTs, nhưng cần đáp ứng yêu cầu về tính dễ sử dụng và cách thức tiếp cận công nghệ. Turner đang xây dựng NFTs thành các ứng dụng thể thao điện tử với hy vọng thu hút đươc nhiều khán giả nói chung tham gia vào việc giao dịch tài sản kỹ thuật số và tạo ra lòng trung thành trong quá trình này. Như vậy, trước sự phát triển của các công nghệ mới tiên tiến trên thế giới, báo mạng điện tử ở Việt Nam sẽ phải tiếp cận những xu hướng công nghệ mới trong sáng tạo thông điệp ảnh báo chí để phục vụ yêu cầu của độc giả. Nếu tòa soạn chỉ có nội dung nhưng không có các yếu tố công nghệ mới thì cũng khó hấp dẫn và giữ chân độc giả.
Hoàng Thu Hằng