Ông
Tarun Sawney, Giám đốc phụ trách công tác chống vi phạm bản quyền khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương của BSA cho biết thông tin này tại buổi kỷ
niệm 5 năm Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về Chương trình Hợp tác Bảo vệ Bản
quyền Chương trình Máy tính.
Được ký kết vào ngày 26/8/2008, Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác và điều phối trong bảo hộ tác quyền phần mềm ở Việt Nam đã đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa các cơ quan chính phủ Việt Nam với các hiệp hộiquốc tế nhằm khởi xướng các chương trình hành động hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam.
Theo ông Tarun Sawney, Giám đốc phụ trách công tác chống vi phạm bản quyền khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của BSA, trước khi chưa có Biên bản ghi nhớ này, tỉ lệ viphạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao nhất thế giới. Nhưng hiện nay, Việt Nam đã không còn nằm trong danh sách này.
Với tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm giảm 11 điểm từ 92% (năm 2004 xuống còn 81% (năm 2011), Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có những bước tiến mạnh mẽ và khả quan nhất trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm. Có được những thành tựu này chính là nhờ những nỗ lực to lớn của các cơ quan chính phủ Việt Nam, các tổ chức và các doanh nghiệp. Đặc biệt, phải kể đến sự phối hợp của Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch, Cục bản Quyền tác giả, các cơ quan công an đã đưa ra những sáng kiến chung để đạt được các mục tiêu đặt ra nhằm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tạiViệt Nam.
Cũng theo ông Tarun Sawney, các mục tiêu đặt ra khi Ký kết Biên bản ghi nhớ cách đây 5 năm đã hoàn thành một cách xuất sắc. Tuy vậy, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam hiện nay vẫn là 81%, trong khi tỷ lệ vi phạm trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 60%. Bởi vậy, ngày hôm nay sẽ đánh dấu mốc 5 năm cho những thành công đã đã đạt được nhưng cũng là thời điểm để các bên đối tác tái cam kết và cùng nhau thúc đẩy các tiến bộ đã đạt được trong 5 năm tới.”ông Tarun Sawney nói thêm.
Là cơ quan phụ trách việc thực thi,thanh kiểm tra việc chấp hành, tuân thủ pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan, trong đó có quyền tác giả phần mềm máy tính, ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh Thanh tra - Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã đánh giá cao những đóng góp của BSA và các bên đã cùng nỗ lực thực hiện thành công những nội dung ký kết các đây 5 năm.
Ông Phạm Xuân Phúc cũng đã chia sẻ nhưng thông tin quan trọng về kết quả thanh tra trong 3 năm gần đây. Năm 2011, cơ quan chức năng đã tiến hành thanh tra tại 59 doanh nghiệp, kiểm tra 2299 máy tính và số tiền mua phần mềm có bản quyền của doanh nghiệp là gần 19 tỷ đồng (tương đương 902 nghìn đô la Mỹ).
Năm 2012, kiểm tra 89 doanh nghiệp, 3907 máy tính đã được kiểm tra, số tiền xử phạt lên tới 1,580,0000 và đặc biệt số tiền mua phần mềm bản quyền của doanhnghiệp lên tới hơn 39 tỷ đồng ( tương đương với gần 1,9 tỷ đô la Mỹ) ; Từ đầu năm 2013 tính đến tháng 8/2013, cơ quan chức năng đã thanh tra 64 doanh nghiệp, kiểm tra 3958 máy tính, với số tiền xử phạt là gần 1,3 tỷ đồng; số tiền doanh nghiệp mua phần mềm có bản quyền đạt hơn 11 tỷ đồng ( tương đương với 537 nghìn đô la Mỹ) .
Một nghiên cứu mới đây của Liên minh Phần mềm BSA và INSEAD, một trong những trường đại học kinh tế hàng đầu thế giới, cho biết việc tăng cường sử dụng phần mềm có bản quyền, chứ không phải tăng cường sử dụng phần mềm lậu, sẽ có nhiều ý nghĩa hơn đối với nền kinh tế của Việt Nam.
Nghiên cứu cho biết ở Việt Nam, cứ tăng 1% mức sử dụng phần mềm có bản quyền thì sẽ tạo ra được khoảng 87 triệu đô la giá trị sản phẩm kinh tế quốc dân, so với mức 37 triệu đô la có được từ việc tăng tương tự đối với phần mềm lậu - có nghĩa là sử dụng phần mềm có bản quyền sẽ làm cho giá trị kinh tế tăng thêm được 50 triệu đô la./.
Cũng tại buổi kỷ niệm, Liên minh phần mềm BSA với sự ủng hộ của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã chính thức giới thiệu cổng thông tin Verafirm phiên bản mới nhất tại Việt Nam ở địa chỉ https://www.verafirm.org. Verafirm là một hệ thống đăng ký online đơn giản, thông minh và hiệu quả, là công cụ để các doanh nghiệp có thể tự đăng ký và quản lý tài sản phần mềm của mình. Verafirm được xây dựng dựa trên sự hợp tác với các nhà cung cấp phần mềm lớn trên thế giới và các chuyên gia uy tín.
Khi gia nhập hệ thống này, các doanh nghiệp sẽ thấy rất dễ dàng trong việc quản lý phần mềm, lưu trữ hồ sơ về những sản phẩm đã mua. Với thiết kế đơn giản, tiện lợi và thân thiện, mỗi doanh nghiệp chỉ cần thực hiện 4 bước đơn giản để trở thành thành viên của Verafirm: Lập tài khoản của công ty; Chỉ định một nhân viên quản lý việc kê khai các phần mềm; Nhập thông tin về các giấy phép sử dụng phần mềm mà doanh nghiệp có; Cam kết về sự đầy đủ và trung thực của các dữ liệu được kê khai.
|
Theo VnMedia