Thứ Sáu, 4/10/2024
Sức khỏe
Thứ Ba, 26/5/2009 22:20'(GMT+7)

Xây dựng chiến lược phòng, chống HIV/AIDS trong ngành thuỷ sản

Thông tin trên được bà Loan đưa ra trong hội nghị góp ý dự thảo báo cáo tình hình lây nhiễm và xây dựng chiến lược phòng chống HIV/AIDS do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) cùng Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức hôm nay tại Hà Nội.

Theo Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Vũ Văn Tám, chương trình Hỗ trợ ngành thủy sản giai đoạn 2 (FSPSII) đã hỗ trợ các địa phương thí điểm thực hiện nhiều hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS như tổ chức các khoá đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ về phòng, chống HIV/AIDS, các hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức, thực hiện hai cuộc điều tra khảo sát về mức độ lây nhiễm và đánh giá những tác động đến sự lây nhiễm HIV/AIDS trong lao động ngành thuỷ sản.

* Việt Nam hiện đứng trong nhóm mười nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới. Ngành thuỷ sản góp phần giải quyết việc làm cho hơn năm triệu lao động và đóng góp khoảng 5% GDP của cả nước.
Chương trình Hỗ trợ ngành thủy sản (FSPS) Việt Nam do Đan Mạch tài trợ được triển khai từ năm 1993 nhằm hỗ trợ cho Bộ Thuỷ sản trước đây và Bộ NN và PTNT hiện nay trong công tác cải cách hành chính, nâng cao năng suất, sản lượng nuôi trồng, tăng cường quản lý khai thác theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch và mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản.
Giai đoạn 2 của chương trình này kéo dài trong năm năm, từ 2006 đến 2010, với tổng kinh phí khoảng 43 triệu USD.


Kết quả hai nghiên cứu này sẽ giúp Bộ NN và PTNT đánh giá đầy đủ hơn về tình hình, mức độ, xu hướng lây nhiễm HIV/AIDS trong ngành thuỷ sản để làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai chiến lược phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả trong thời gian tới.

Ông Patrick Burke, Giám đốc điều hành chương trình Vietnam Business Coalition on Aids (VBCA) nhận định, hai báo cáo đánh giá năm 2008 về mức độ hiện nhiễm và các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trong lao động của ngành thuỷ sản đề cập tới nhiều vấn đề xã hội liên quan.

Tỷ lệ người hiện nhiễm HIV/AIDS trong bốn nhóm lao động của ngành thuỷ sản được phát hiện qua khảo sát ước tính là 0,59%. Con số này cao hơn so với tỷ lệ 0,53% của Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đưa ra ở mức độ hiện nhiễm trong quần thể chung. Ngoài ra, nam giới làm việc trong lĩnh vực khai thác có hành vi nguy cơ cao với lây nhiễm HIV/AIDS.
Ông Đỗ Thành Nam, giám đốc Công ty Nghiên cứu thị trường và Phát triển cộng đồng (MarkDC) cho biết, kết quả khảo sát về mức độ lây nhiễm HIV trong lao động của ngành thuỷ sản năm 2008 cho thấy, ước tính tỷ lệ hiện nhiễm trong lao động của ngành thuỷ sản ở Việt Nam là khoảng 0,59%, tương đương với khoảng 32.700 người nhiễm HIV/AIDS trong khu vực kinh tế này. Theo đó, tỷ lệ hiện mắc đã được hiệu chỉnh của bốn nhóm lao động chính của ngành thuỷ sản lần lượt là khai thác: 0,58%; nuôi trồng: 1,28%; chế biến: 1,25% và dịch vụ hậu cần: 1,48%. Dự án được triển khai tại năm tỉnh là Sơn La, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Bến Tre và An Giang với hơn 2.300 người tham gia.


Lao động trong ngành thuỷ sản hiện còn nhận thức thấp về căn bệnh thế kỷ này cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS của họ còn hạn chế… Từ đó, chiến lược và kế hoạch hành động cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS trong ngành thuỷ sản nên hướng tới các chương trình truyền thông thay đổi hành vi tới các nhóm đối tượng; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện, chăm sóc và điều trị cho các lao động bị nhiễm HIV, nâng cao nhận thức và chính sách liên quan tới HIV/AIDS, thu hút sự tham gia của người nhiễm HIV trong thực hiện các hoạt động của chiến lược, triển khai chương trình sử dụng và phát miễn phí bao cao su cho người lao động…

(Theo Nhân Dân điện tử)

 
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất