Thứ Hai, 16/9/2024
Ban Tuyên giáo Trung ương
Thứ Ba, 19/10/2021 17:31'(GMT+7)

Xây dựng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI

Đồng chí Phùng Xuân Nhạ chủ trì tọa đàm khoa học.

Đồng chí Phùng Xuân Nhạ chủ trì tọa đàm khoa học.

Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị khẳng định, phổ cập giáo dục là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thực hiện thành công một trong ba khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020.

Chăm lo giáo dục cho toàn dân, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các đoàn thể, của mọi gia đình và toàn xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực cho giáo dục, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Kiên trì thực hiện chủ trương phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, tạo chuyển biến tích cực trong việc điều chỉnh hợp lý cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội.

Chỉ thị cũng đề ra mục tiêu tổng quát là nâng cao trình độ dân trí một cách toàn diện, mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, tiến tới phổ cập giáo dục trung học ở những nơi có điều kiện; cơ bản xóa mù chữ và ngăn chặn tái mù chữ ở người lớn; đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở đi đôi với phát triển mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông gắn với dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.

Toàn cảnh tọa đàm.

Toàn cảnh tọa đàm.

Tại tọa đàm, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, Ủy ban Văn hóa, giáo dục Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Hội Khuyến học Việt Nam, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Hội đồng Dân tộc Quốc hội, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, các nhà khoa học… đã góp ý vào dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI trên các phương diện: kết quả thực hiện Chỉ thị, những hạn chế còn tồn tại, phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.

GS.TS Phạm Tất Dong phát biểu tại buổi tọa đàm.

GS.TS Phạm Tất Dong phát biểu tại buổi tọa đàm.

Kết luận buổi tọa đàm, đồng chí Phùng Xuân Nhạ đề nghị tổ biên tập Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI tiếp thu tối đa những ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự tọa đàm.

Đồng thời, đồng chí Phùng Xuân Nhạ cũng lưu ý, việc xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI cần thể hiện sự mạch lạc, rõ ràng, số liệu phong phú, hạn chế sự mô tả. Những số liệu trong dự thảo Báo cáo nên thể hiện bằng các biểu đồ, kèm theo sự phân tích, nhận xét.

Nội dung đánh giá báo cáo bám sát theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về giáo dục và đào tạo, bám sát vào mục tiêu  mà Chỉ thị số 10 đã đề ra để từ đó, phân tích, bình luận những giải pháp đã thực hiện, kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại.

Đồng chí Phùng Xuân Nhạ cũng đề nghị, tổ biên tập đề xuất những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới ngắn gọn, xúc tích, trong đó, nhấn mạnh vai trò của các cấp ủy Đảng.

“Thực tế cho thấy, nơi nào cấp ủy đảng và người đứng đầu quan tâm đến công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn thì nơi đó đạt được những kết quả thiết thực trong thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị” - Đồng chí Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, đồng chí Phùng Xuân Nhạ cũng lưu ý, trong quá trình tiếp tục xây dựng báo cáo, tổ biên tập cần cập nhật những chủ trương của Đảng, văn bản, chính sách, pháp luật của Nhà nước để việc tổng kết đưa ra những kiến nghị xác đáng, bám sát thực tiễn như thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo, các cơ chế, chính sách cho đội ngũ giáo viên, điều kiện vật chất ở cơ sở…

Đồng chí Phùng Xuân Nhạ cũng đề nghị, cần tích cực tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức về công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.

Thu Hằng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất