Thứ Sáu, 22/11/2024
Văn hóa
Thứ Tư, 27/5/2020 10:47'(GMT+7)

108 tập phim “con gái của mẹ” nói lên số phận lận đận của những người phụ nữ

Bốn nhân vật trong phim là bốn hình tượng đặc sắc biểu trưng cho những tuýp phụ nữ khác biệt trong xã hội hiện đại. Nhưng có một điểm chung ở mà khán giả có thể cảm nhận: Làm phụ nữ chẳng dễ dàng!

Bộ phim xoay quanh những câu chuyện về cuộc sống đầy áp lực của người phụ nữ Hàn Quốc trong xã hội hiện đại khi vừa bị gánh nặng mưu sinh đè nén, lại vừa phải đối mặt với việc làm tròn bổn phận trong gia đình. Những thước phim khắc họa chân thực khó khăn của phái yếu trong xã hội hiện đại đã khiến phim đạt tỉ suất người xem kỷ lục, lên tới 30% khi vừa ra mắt khán giả Hàn Quốc.

Mỗi nhân vật nữ trong phim là một hình tượng đặc sắc, biểu trưng cho một tuýp phụ nữ trong thực tế. Phim sẽ khiến khán giả phải suy nghĩ rất nhiều đến số phận của phần đông phụ nữ tại Hàn Quốc nói riêng và các quốc gia châu Á nói chung.

Có thể kể đến Park Sun Ja (Kim Hea Sook thủ vai), đại diện cho khuôn mẫu về một “bà ngoại kiêm osin”. Cứ mỗi sáng, bà Sun Ja phải hớt hải phóng xe sang nhà con gái chăm cháu ngoại, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đồ ăn cho gia đình con gái rồi lại tăng tốc trở về trông nom cửa hàng. Một ngày chạy đua với thời gian của bà Sun Ja sẽ làm khán giả bật cười và đâu đó gợi nhớ đến người mẹ tảo tần của mình. Trong thực tế, những "bà ngoại thời @" tương tự Park Sun Ja không hề hiếm trong cuộc sống hiện đại của xã hội Việt Nam.

Hay áp lực trọng nam, khinh nữ cũng được bộ phim Con gái của mẹ bộc lộ qua cuộc sống của nhân vật Kang Mi Sun (Yoo Sun). Là người duy nhất trong ba chị em đã lập gia đình, cuộc sống của chị cả Mi Sun (Yoo Sun) cũng chẳng khác “mẹ đơn thân” khi lấy phải anh chồng Jung Jin Soo (Lee Won Jae) thuộc hàng vô tâm, tính tình lại trẻ con theo hướng gia trưởng. Mẹ chồng Mi Sun cũng thuộc dạng “không đỡ nổi” khi coi cô như osin miễn phí, bắt quán xuyến mọi việc trong nhà.

Nếu bà Park và cô chị cả đại diện cho phụ nữ của thế hệ trước, thì hai cô em lại tràn đầy sự mới mẻ và mạnh mẽ của giới trẻ hiện đại. Cô hai Kang Mi Ri (Kim So Yeon) là điển hình của tuýp phụ nữ trọng sự nghiệp và muốn chứng tỏ giá trị bản thân, thoát mác phái yếu. Thế nhưng, không có thành công nào là không phải đánh đổi, nhất là đối với một người phụ nữ muốn được công nhận ở cương vị quản lý. Để đạt được vị trí như hiện tại, cô luôn phải gồng mình chứng tỏ năng lực với cả thế giới. Sự cầu toàn của cô khiến nhân viên cấp dưới xa lánh. Bản thân Kang Mi Ri cũng cô đơn vì không có tri kỷ để tâm sự, sợ yêu đương và không dám mở lòng.

Thành viên cuối cùng là cô em út Kang Mi Hye (Kim Ha Kyung). Nhân vật Mi Hye sẽ gợi khán giả nhớ đến những cô nàng thế hệ Z tính tình trẻ con hơi nhõng nhẽo, ăn nói không chút kiêng nể ai; có vẻ nông cạn bề ngoài nhưng nội tâm lại vô cùng sâu sắc. Sức trẻ mãnh liệt thôi thúc họ theo đuổi ước mơ, nhưng hiện thực phũ phàng khiến họ không thể làm công việc đúng với đam mê. Cô út có một tâm hồn nghệ sĩ của một nhà văn trẻ đã từng có một tác phẩm ăn khách. Thế nhưng sau đó cô không tìm được cảm hứng để tiếp tục và phải trở về phụ giúp mẹ bán quán. Tâm hồn thiếu nữ hường phấn bay bổng giờ bị đặt trước áp lực “cơm áo gạo tiền” khiến hai mẹ con có những màn khẩu chiến như cơm bữa. Nhưng ẩn trong cô nàng nhí nhố này cũng là hàng tá mối lo lắng và nghĩ ngợi trước tình trạng không thể tiếp tục làm công việc yêu thích của bản thân. Đây cũng là nỗi lo canh cánh của nhiều bạn trẻ trong xã hội hiện đại./.

Thanh Xuân

Phản hồi

Các tin khác

Kiến tạo thể loại để phục dựng lịch sử trong biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75

Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2020) và 45 năm chiến thắng lịch sử (30/4/1975), đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật tái bản lần thứ 5 có bổ sung cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Những tình tiết, sự việc mới rất có giá trị vừa được giải mật bổ sung nhằm hoàn thiện thêm những sự kiện lịch sử quan trọng trong cuốn sách và thêm 10 tài liệu nguyên bản được xem là tuyệt mật của phía chính quyền Sài Gòn trong thời khắc sụp đổ cuối cùng của chiến tranh lần đầu được công bố trong phần Phụ lục cuối sách, theo như Lời Nhà xuất bản và bộc bạch của tác giả, đã khiến tôi một lần nữa tìm đọc cuốn sách mới tái bản này. Quả thật, hai nội dung chính bổ sung trong lần tái bản này đã nâng tầm Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 xét về cả độ tin cậy và phong phú của các tài liệu, văn bản được viện dẫn khiến tác phẩm xứng đáng là một biên niên sử sống động, có giá trị cả về lịch sử - báo chí - văn chương và hấp dẫn người đọc về những giờ phút sụp đổ cuối cùng của chính quyền Sài Gòn và chính thể Việt Nam Cộng hoà.

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất