Thứ Năm, 3/10/2024
Cuộc sống số
Thứ Sáu, 3/4/2009 15:18'(GMT+7)

2 tỷ USD cho 4 mạng 3G Việt Nam

2 tỷ USD cho 4 mạng 3G Việt Nam


Những trả lời của Thử trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng và Vụ trưởng Vụ Viễn thông- Chủ tịch Hội đồng thi tuyển 3G đã phần nào làm thoả mãn được nhu cầu thông tin của báo chí.

Sau buổi công bố trúng tuyển này, các doanh nghiệp và liên danh được cấp phép 3G là VinaPhone, MobiFone, Viettel và liên danh EVN Telecom - HT Telecom sẽ có thời gian nhiều nhất là là ba tháng để bố trí nguồn tài chính của mình để đặt cọc, bảo lãnh thực hiện theo như cam kết trong hồ sơ thi tuyển.

Như vậy, cùng lắm là trong vòng ba tháng nữa các doanh nghiệp sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập mạng và tần số để triển khai và cung cấp dịch vụ công nghệ 3G. Sau khi tiến hành cấp phép, Bộ sẽ kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai của các doanh nghiệp theo đúng hồ sơ thi tuyển và cam kết của doanh nghiệp.

Nhìn vào con số mà Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng công bố: tổng số cam kết về đầu tư về mạng lưới trong ba năm đầu của 4 hồ sơ trúng tuyển có tổng số là 33.852 tỷ đồng Việt Nam, tương đương với gần 2 tỷ USD; Số tiền 4 hồ sơ đặt cọc là 8.100 tỷ đồng.

Vùng phủ sóng tại thời điểm cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải cam kết thấp nhất là 46% dân số, cao nhất là 86% dân số. Tốc độ truy nhập 144Kb/s ở nông thôn và thành thị là 384Kb/s. Có doanh nghiệp triển khai dịch vụ ngay từ ban đầu không phải là 3G mà là 3,5G.

Đây quả là những con số không hề nhỏ chút nào. Điều này cũng chứng tỏ kỳ vọng, năng lực triển khai dịch vụ công nghệ 3G của các doanh nghiệp, liên danh rất lớn.

Hơn thế, đây không phải là con số đưa ra để… cho vui mà đó là sự cam kết thực sự của các nhà mạng đối với phía cơ quan quản lý nhà nước và cả các khách hàng của họ khi triển khai 3G.

Trả lời thắc mắc của báo giới Cam kết của doanh nghiệp như vậy có gì làm kiểm chứng? Bô sẽ xử lý như thế nào khi doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết?, Thứ trưởng Lê Nam Thắng nói, trước khi tổ chức thi tuyển, Bộ đã có tham vấn gửi tất cả các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp trong nước và ngoài nước về những tiêu chí thi tuyển của 3G. Bộ đã đưa ra những tiêu chí ở mức trung bình thấp để các doanh nghiệp phấn đấu. Việc các doanh nghiệp cam kết là hoàn toàn tự nguyện dựa trên cơ sở năng lực của doanh nghiệp. Và theo hồ sơ thi tuyển, các doanh nghiệp cam kết còn cao hơn rất nhiều so với tiêu chí mà Bộ đề ra.

Để đảm bảo các cam kết được thực hiện nghiêm, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ban hành những quy chế về đặt cọc, kiểm tra và xử phạt khi doanh nghiệp triển khai mạng 3G. Và những quy định này Bộ quy định rất chi tiết các tiêu chí nào, hình thức kiểm tra ra làm sao, mức phạt và cách thức xử lý rất cụ thể. Các doanh nghiệp trên cơ sở đó phải phấn đấu thực hiện đúng các cam kết. Trường hợp không đáp ứng được quy định đó sẽ bị xử phạt.

Trong quy đinh có những tiêu chí, điều khoản mà doanh nghiệp vi phạm sẽ bị thu hồi giấy phép. Cũng có những vi phạm thì chỉ bị phạt tiền. Tiêu chí thu hồi giấy phép như nếu đến thời điểm 24 tháng mà doanh nghiệp chưa cung cấp được dịch vụ ra thị trường theo đúng quy định đạt vùng phủ sóng là 10% dân cư thì sẽ bị thu hồi giấy phép.

SFone, GTel hết cơ hội với 3G?


Một băn khoăn cũng không kém phần thời sự mà báo giới đặt ra cho phía cơ quản lý nhà nước đó là “số phận” của hai doanh nghiệp còn lại không nhận được giấy phép 3G.

Giải toả lo ngại này, ông Phạm Hồng Hải nói, các doanh nghiệp không đạt ở lần thi tuyển này chỉ là cấp phép cung cấp dịch vụ ở băng tần 1900-2200MHz tiêu chuẩn IMT-2000 thì vẫn có thể cung cấp dịch vụ công nghệ 3G ở băng tần khác.

Ấy là cách giải quyết thứ nhất, Còn nếu doanh nghiệp vẫn muốn được cung cấp dịch vụ ở băng tần 1900-2200MHz thì có thể hợp tác với doanh nghiệp trúng tuyển để cung cấp. Thông tin được biết đã có doanh nghiệp đặt vấn đề hợp tác như vậy để triển khai dịch vụ 3G.

Hết hồi hộp chờ kết quả 3G, giờ thị trường thông tin di động Việt Nam lại đang chờ những dịch vụ 3G hấp dẫn nhất được các nhà mạng tung ra trong nay mai.

Được biết, thời điểm cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào doanh nghiệp. Sớm nhất là 1 tháng sau khi được cấp phép và chậm nhất là 9 tháng sau khi được cấp phép.

(Theo VnMedia)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất