Chủ Nhật, 24/11/2024
Môi trường
Thứ Tư, 3/7/2013 22:38'(GMT+7)

2001-2010: Thập kỷ có hình thái thời tiết cực đoan

Thiên tai xảy ra tại Trung Quốc. (Nguồn: AP)

Thiên tai xảy ra tại Trung Quốc. (Nguồn: AP)

Theo WMO, giai đoạn 2001-2010 là khoảng thời gian ghi nhận nhiều "cái nhất" về mặt thời tiết. Đó là giai đoạn nắng nóng nhất tại cả hai bán cầu kể từ năm 1850, là thập kỷ Trái Đất có độ ẩm cao nhất kể từ năm 1901 và cũng là thời gian xảy ra nhiều siêu bão nhất kể từ năm 1855.

Trong 4 thập kỷ qua (1971-2010), tốc độ biến đổi khí hậu trên Trái Đất đã gia tăng mà nguyên nhân chính là do lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng mạnh và sự tàn phá môi trường thiên nhiên của con người.

Trong báo cáo nhan đề "Khí hậu toàn cầu 2001-2010: Một thập kỷ của các hình thái thời tiết cực đoan," WMO nêu rõ các nghiên cứu về b iến đổi khí hậu tại 139 quốc gia trên thế giới cho biết có tới 94% số nước khẳng định thập kỷ qua là thập kỷ nắng nóng nhất, trong khi 44% số nước thông báo nhiệt độ lên cao nhất từ trước nay. Trong 10 năm qua, nhiệt độ trên đất nước và ở biển đều tăng 0,47 độ C so với nền nhiệt trung bình 14 độ C.

Lũ lụt xảy ra với tần suất lớn và mức độ nghiêm trọng ngày càng gia tăng. Đáng chú ý là đợt lũ lụt kỷ lục hồi năm 2010 tại Pakistan, cướp đi sinh mạng của hơn 2.000 người và đe dọa cuộc sống của khoảng 20 triệu người.

Trong thập kỷ trên, số người chết do các trận lũ lụt đã giảm 43% và số người chết do các trận bão giảm 16% nhờ các hệ thống cảnh báo sớm và các nước tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai.

Tuy nhiên, thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 đã ghi nhận hơn 370.000 người chết do ảnh hưởng của các hình thái thời tiết cực đoan, tăng 20% so với thập kỷ trước. Nổi bật là đợt nắng nóng kinh hoàng tại châu Âu năm 2003 và tại Nga năm 2010, khiến số người tử vong do nắng nóng trên thế giới tăng lên con số 136.000 người, gấp hơn 20 lần so với thập kỷ trước./.

(TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất