28 hội trên gồm: Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Hội Nhà báo Việt Nam; Liên minh hợp tác xã Việt Nam; Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; Hội Sinh viên Việt Nam; Hội người cao tuổi Việt Nam; Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam; Hội Khuyến học Việt Nam; ...
Cơ sở xác định hội có tính chất đặc thù
Quyết định nêu rõ, 2 cơ sở để xác định hội có tính chất đặc thù đối với hội là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp là: 1- Được cơ quan có thẩm quyền của Đảng công nhận là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; 2- Đã được Nhà nước giao biên chế, hỗ trợ về kinh phí, điều kiện hoạt động trước ngày 1/7/2010 (ngày Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ có hiệu lực).
3 cơ sở xác định hội có tính chất đặc thù đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế là: 1- Có vai trò quan trọng trong việc đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; 2- Có khó khăn trong việc huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động của hội. 3- Đã được Nhà nước giao biên chế, hỗ trợ về kinh phí, điều kiện hoạt động trước ngày 1/7/2010.
Đối với hội là tổ chức xã hội, 3 cơ sở xác định hội có tính chất đặc thù gồm: 1- Hoạt động vì mục tiêu xã hội nhân đạo; 2- Là hội của những đối tượng chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi cần được xã hội, Nhà nước quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện hoạt động; 3- Đã được Nhà nước hỗ trợ về kinh phí, điều kiện hoạt động trước ngày 1/7/2010.
Căn cứ vào cơ sở xác định hội có tính chất đặc thù (như nêu trên) và điều kiện ngân sách địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định danh sách hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi địa phương.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2010./.
Chinhphu.vn