Thứ Bảy, 28/9/2024
Môi trường
Thứ Tư, 26/5/2010 6:36'(GMT+7)

6 mối nguy hiểm chết người đối với nền văn minh của chúng ta

Nông thôn tại đại lộ Champs-Elysées, Pháp

Nông thôn tại đại lộ Champs-Elysées, Pháp

Tác giả Matthew Stein nói thêm "định nghĩa sự sa sút trí tuệ là làm điều tương tự trong khi vẫn hy vọng đạt được một kết quả khác đi. Nếu chúng ta tiếp tục hành xử như chúng ta đã làm trong thế kỷ vừa qua, 6 sự kiện sẽ tiếp tục làm suy tàn và sụp đổ hệ sinh thái đang tạo nên nền văn minh của chúng ta và là máu nuôi dưỡng nền kinh tế thế giới".

Theo Matthew Stein, 6 mối nguy hiểm chết người đối với nền văn minh của nhân loại là:

1. Biến đổi khí hậu: với độ tin cậy tới 90%, các nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới đánh giá khí hậu trái đất đang thay đổi với nhịp độ gia tăng và những thay đổi này có nguồn gốc từ con người.

2. Hết dầu lửa: nền kinh tế thế giới và văn hoá của chúng ta phần lớn được tạo nên dựa vào một nguồn dầu lửa giá rẻ. Từ khi xuất hiện những chiếc xe hơi mà chúng ta lái, những chiếc máy bay chúng ta bay, những căn hộ chúng ta sống, thức ăn chúng ta ăn và quần áo chúng ta mặc, mọi thứ đều được vận chuyển, sản xuất bằng dầu lửa hay những chiếc máy sử dụng dầu lửa. Chắc chắn việc khai thác dầu lửa đã đạt đến giai đoạn đỉnh điểm (lý thuyết "peak oil") trong giai đoạn 2005-2006 và sau đó giảm. Trong nhiều năm, các chính phủ đã bác bỏ lý thuyết "peak oil". Nhưng vào tháng 4/2010, quân đội Mỹ đã công bố một bản báo cáo khẳng định lý thuyết "từ nay đến năm 2012, khả năng sản xuất dầu lửa dư ra trên thế giới sẽ không còn nữa và kể từ năm 2015, nhu cầu dầu lửa, không thoả mãn nguồn cầu, có thể sẽ đạt con số 10 triệu thùng/ngày".

3. Sự huỷ hoại môi trường sống trong các đại dương: thật không vô lý khi xác định có tới 11 trên 15 khu vực đánh cá lớn nhất trên thế giới đang biến mất. Sinh vật phù du, nguồn cung cấp thức ăn cho các đại dương đang biến mất.

4. Nạn phá rừng: hơn 50% diện tích rừng trên thế giới đã biến mất. Phá rừng gây ra 25% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Rừng là thành phần chính của hệ thống khí hậu và bảo vệ các tầng nước ngầm.

5. Cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới: đất, khí hậu và nước. Lần đầu tiên từ khi cuộc cách mạng nông nghiệp bắt đầu, mỗi năm thế giới sản xuất ít lương thực hơn mặc dù dân số tăng.

6. Dân số quá tải: đây là một vấn đề mà rất ít nước chấp nhận đối mặt. Trong 10 năm qua, dân số trên trái đất đã tăng hơn nhiều so với giai đoạn từ sau Công nguyên đến thời của cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln. Vào năm 1000, dân số thế giới có khoảng 500 triệu người. Khoảng 800 năm sau, dân số đạt 1 tỷ người. Phải mất 130 năm sau, tức vào năm 1930, dân số mới đạt 2 tỷ người. Dân số thế giới sẽ đạt 7 tỷ người vào năm 2012. Chúng ta sẽ không có tương lai nếu dân số tiếp tục tăng với nhịp độ này./.

  • Thái Hà Theo báo SLATE.fr (Bài dịch)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất