Thứ Bảy, 28/9/2024
Môi trường
Thứ Bảy, 15/5/2010 11:7'(GMT+7)

Chính trái đất sẽ 'thiêu sống' con người

Đây là bản đồ nhiệt độ bầu ướt cao nhất có thể đạt đến khi nhiệt độ khí hậu tăng lên 12 độ C so với năm 2007. Ảnh: Purdue.

Đây là bản đồ nhiệt độ bầu ướt cao nhất có thể đạt đến khi nhiệt độ khí hậu tăng lên 12 độ C so với năm 2007. Ảnh: Purdue.

Nghiên cứu này đã lần đầu tiên tính toán được nhiệt độ bầu ướt (wet-bulb temperatures, còn gọi là nhiệt độ nhiệt kế ướt) cao nhất mà con người có thể chịu đựng được, đồng thời chỉ ra rằng nếu như khí nhà kính vẫn tiếp tục được thải ra môi trường với tốc độ cao như hiện nay thì chỉ vài trăm năm nữa, nhiệt độ Trái đất sẽ vượt qua giới hạn chịu đựng của con người.

Nhiệt độ bầu ướt là nhiệt độ đo được ở trạng thái bão hòa của không khí (tương ứng lúc đó độ ẩm là 100%). Do đó, thông thường, nhiệt độ bầu ướt bao giờ cũng thấp hơn nhiệt độ không khí.

Matthew Huber, giáo sư khoa Trái đất và Đại khí quyển thuộc Đại học Purdue cho biết, các tính toán đã cho thấy, con người và đại đa số các loài động vật có vú khác có nhiệt độ cơ thể khoảng 37 độ C. Do đó, khi nhiệt độ bầu ướt là 35 độ C, con người sẽ gặp phải ứng suất nhiệt có nguy cơ chết người nếu như nhiệt độ này liên tiếp duy trì trong 6 giờ.

Matthew Huber nói: “Mặc dù nhiệt độ ở một số vùng trên trái đất đã cao hơn 38 độ C, tuy nhiên nhiệt độ bầu ướt thì vẫn chưa đạt đến mức đó. Nguyên nhân là vì ở những nơi nóng nhất thông thường có độ ẩm thấp. Trong những hoàn cảnh khô hạn và nắng nóng, cơ thể con người có thể thông qua việc toát mồ hôi để làm giảm sức nóng".

Mô tả ảnh.
Nếu như không hạn chế các khí nhà kính, sẽ đến lúc nhiệt độ Trái đất sẽ vượt qua sức chịu đựng của con người. Ảnh: Internet.

Hiện tại, nơi nhiệt độ bầu ướt cao nhất trên thế giới là khu vực duyên hải Ả Rập Xê-út. Tại đây, những cơn gió từ biển mang đến không khí nóng và ẩm thường xuyên khiến cho cư dân địa phương cảm thấy rất khó chịu đựng. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tuổi thọ của người dân nơi đây giảm xuống.

Giáo sư Matthew Huber cũng chỉ ra rằng, trong tương lai cùng với sự tăng cao của nhiệt độ không khí, các quốc gia sẽ phải có những nỗ lực thích nghi trên phạm vi rộng đối với ứng suất nhiệt. "Có thể tưởng tượng rằng, khi đó, người ta sẽ phải sử dụng nhiều điều hòa hơn, và theo đó nhu cầu điện năng cũng tăng cao hơn".

Theo giáo sư Huber, áp lực đè nặng lên các quốc gia thuộc thế giới thứ 3 sẽ còn cao hơn rất nhiều.

Cuối cùng, Matthew Huber nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi phát hiện rằng khi nhiệt độ không khí tăng lên 12 độ C sẽ khiến cho một số khu vực vượt qua giới hạn nhiệt độ bầu ướt. Nếu tăng lên 21 độ C sẽ khiến cho một nửa dân số trên thế giới không thể thích nghi được với môi trường sống nữa”.

  • Lê Văn (Theo Purdue)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất