Điều đáng nói là trong danh sách giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam 2018, có đến 6 hạng mục không có giải A.
Lễ trao giải Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2018 diễn ra sáng nay 22/1 tại Hà Nội.
Trước đó, từ ngày 18-19/12/2018, Hội đồng xét Giải thưởng Âm nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tiến hành thẩm định và xét các tác phẩm âm nhạc gửi tham dự giải năm 2018 (riêng Hội đồng Lý luận đã đọc trước các công trình từ ngày 8/12).
Ban tổ chức đã nhận được 195 tác phẩm của 195 tác giả là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước, trong đó thanh nhạc có 160 tác phẩm; 6 tác phẩm hợp xướng và ca cảnh; 15 tác phẩm khí nhạc; 4 chương trình biểu diễn; 10 công trình lý luận.
Hội đồng nghệ thuật đã làm việc nghiêm túc và công tâm để chọn được 61 công trình, tác phẩm xuất sắc, có chất lượng tốt để trao giải thưởng: 2 giải A; 8 giải B; 29 giải C; 19 giải Khuyến khích; 3 tặng thưởng.
Điều đáng nói là trong danh sách giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam 2018, có đến 6 hạng mục không có giải A là Ca khúc, Ca khúc nghệ thuật, Thính phòng, Giao hưởng, Hợp xướng và Sưu tầm, biên soạn và sách phê bình Âm nhạc.
Chỉ có Ca khúc thiếu nhi với giải A được trao cho "Liên khúc Đồng Dao", lời: Đồng Dao và Trương Quang Tuyến, nhạc: Trương Quang Tuyến (TP. Hồ Chí Minh); Thể loại báo chí giải A trao cho "20 bài nghiên cứu phê bình công bố năm 2017, 2018" của tác giả Nguyễn Thị Minh Châu (Hà Nội).
Chương trình biểu diễn không có giải A, B, C, giải khuyến khích mà chỉ có tặng thưởng cho CD “Hoàng hôn màu lá”, tác giả: Thanh Trà (Đà Nẵng); DVD “Chương trình kỷ niệm 40 năm con đường âm nhạc của NSND Phạm Tiến Dũng”, tác giả: Phạm Tiến Dũng (Nghệ An); CD “Raff works for piano and orchestra”, tác giả: Nguyễn Bích Trà (Hà Nội).
Lý giải về việc không có nhiều tác phẩm đạt giải A ở các hạng mục, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam cho biết, đa phần tác phẩm dự thi năm nay được viết với ngòi bút chuyên nghiệp, tuy nhiên chưa có những sáng tạo nổi bật.
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đánh giá: Ở thể loại khí nhạc, có nhiều tác phẩm như sao chép lại ngôn ngữ cổ điển phương Tây hay sử dụng hình tượng từ thơ ca cổ điển nhưng ngôn ngữ hoàn toàn không ngang tầm cỡ. Về Hợp xướng có mang tính thời sự nhưng vẫn tồn tại nhược điểm không rõ lời, lẫn lộn giữa hợp xướng và hợp ca.
Về Thanh nhạc: Các tác phẩm trong lĩnh vực thanh nhạc chủ yếu vẫn là ca khúc, đã bám sát chủ đề chính là ca ngợi cuộc sống mới, con người mới, tình yêu quê hương đất nước, tri ân những giá trị truyền thống cách mạng. Ngôn ngữ âm nhạc đa dạng, phong phú. Một số mang âm hưởng dân ca các dân tộc. Nhiều ca khúc viết theo phong cách mới, sử dụng tiết tấu hòa thanh hiện đại. Có 16 nhà thơ là đồng tác giả của các nhạc sĩ, tạo nên những ca khúc đặc sắc, có chất lượng về nội dung và nghệ thuật.
Tuy nhiên, còn ít những ca khúc mang tính sáng tạo đột phá, phần nhiều giai điệu dễ nghe, quen thuộc, chủ đề chưa có những phát hiện mới.
Các công trình về lý luận phê bình, còn ít về số lượng. Về các bài viết trên báo chí chất lượng được nâng cao, mang tính học thuật phê bình, lý luận, định hướng cho dư luận trong đời sống âm nhạc, tiêu biểu như “20 bài nghiên cứu phê bình đã công bố năm 2017 – 2018” của nhà lý luận phê bình Nguyễn Thị Minh Châu.
Chương trình biểu diễn, số lượng còn ít.
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho biết, Hội nhạc sĩ ghi nhận sự lao động sáng tạo của các nhạc sĩ, hội viên khắp các tỉnh, thành trong cả nước, từ Điện Biên, Sơn La, Quảng Ninh, Bắc Ninh, đến Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Cần Thơ.../.
Danh sách giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2018:
A - CA KHÚC
Giải A: Không có
Giải B: 5 giải
1. Tình mẹ bao la, sáng tác: Ngọc Thịnh (Hà Tĩnh)
2. Khóc rừng, sáng tác: Hồ Tuấn (Đắk Lắk)
3. Mùa xuân, thơ: Hà Thúc Quả, nhạc: Duy Thái (Hải Phòng)
4. Khăn piêu nhớ thương, sáng tác: Huy Thông (Điện Biên)
5. Vũ khúc cánh đồng, sáng tác: Mai Hoa (Hà Nội)
Giải C: 14 giải
1. Hà Giang – Mùa hoa tam giác mạch, sáng tác: Nguyễn Anh Trí (Hà Nội)
2. Đêm gầy, sáng tác: Thái Phú (Đà Nẵng)
3. Bất chợt, thơ: Hoàng Xuân Thảo, nhạc: Lê Phùng (Huế)
4. Nhớ lời ru mẹ, sáng tác: Trần Minh Thăng (Hải Phòng)
5. Tình em gió hát, ý thơ: Nguyễn Văn Dũng, nhạc: Xuân Vũ (Quảng Trị)
6. Giấc mơ bình yên, sáng tác: Đỗ Quang Thái (Hà Nội)
7. Mắt thành Vinh, lời thơ: Lương Khắc Thanh, nhạc: Vũ Quốc Nam (Nghệ An)
8. Rực rỡ sông Hàn, sáng tác: Phạm Quang Trung (Đà Nẵng)
9. Phía ấy chạm mặt trời, sáng tác: Đình Nghĩ (Lâm Đồng)
10. Mưa ơi! Rơi đi, ý thơ: Trần Đăng Khoa, nhạc: Trịnh Vĩnh Thành (TP. Hồ Chí Minh)
11. Mênh mang ca trù, lời thơ: Đức Ban, nhạc: Quốc Đính (Hà Tĩnh)
12. Nơi ký ức tìm về, sáng tác: Trần Nhật Bằng (Hà Nội)
13. Mưa bụi, lời ca: Phỏng thơ Ngô Chính, nhạc: Hồng Đăng (Hà Nội)
14. Miền Tây – khúc hát tự hào, sáng tác: Trần Viết Kỳ (Nghệ An)
Giải khuyến khích: 10 giải
1. Huế mưa, thơ: Ngân Hà, nhạc: Quách Ngọc Hiếu (Lâm Đồng)
2. Ký ức trong mưa, sáng tác: Trương Quang Thành (Đà Nẵng)
3. Mắc nợ dòng sông, lời: Nguyễn Chính, nhạc: Lưu Văn Bình (Đà Nẵng)
4. Hỏi nắng đi mô, phỏng thơ: Lương Duyên Thắng, nhạc: Thu Hường (Lâm Đồng)
5. Kỷ niệm thời áo trắng, sáng tác: Huỳnh Thiên Toàn (Vũng Tàu)
6. Anh nhìn về nơi đâu, phỏng thơ: Minh Nghĩa, nhạc: Trang Anh (Cao Bằng)
7. Ai còn … nước non ngàn khơi, sáng tác: Duy Thịnh (Hà Nội)
8. Về cổ tháp, phỏng thơ: Lê Văn Hiếu, nhạc: Quỳnh Hợp (TP. Hồ Chí Minh)
9. Vinh quang thầm lặng, sáng tác: Đậu Hoài Thanh (Hà Nội)
10. Dòng sông đỏ, sáng tác: Võ Vang (Hà Nội)
CA KHÚC THIẾU NHI
Giải A: 1 giải
1. Liên khúc Đồng Dao, lời: Đồng Dao và Trương Quang Tuyến, nhạc: Trương Quang Tuyến (TP. Hồ Chí Minh)
Giải B: 1 giải
1. Trang sách em yêu, sáng tác: Lê Vinh Phúc (TP. Hồ Chí Minh)
Giải C: 3 giải
1. Bé là, thơ: Bùi Đức Tú, nhạc: Nguyễn Hữu Đào (Nghệ An)
2. Gia đình yêu thương, thơ: Xuân Mỹ, nhạc: Phan Thanh Hùng (Bình Định)
3. Nắng, sáng tác: Nguyễn Văn Bằng (Hà Nội)
Giải khuyến khích: 3 giải
1. Mỗi ngày đến trường, sáng tác: Lê Phúc (TP. Hồ Chí Minh)
2. Kiến đi đâu, sáng tác: Nguyễn Hà Hải (Hà Nội)
3. Giữ xanh mái nhà chung, sáng tác: Nguyễn Quốc Tây (Tây Ninh)
CA KHÚC NGHỆ THUẬT
Giải A: Không có
Giải B: 1 giải