Thứ Năm, 21/11/2024
Thế giới
Thứ Tư, 21/8/2019 16:21'(GMT+7)

Anh sẽ làm gì ngay sau Brexit

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Thay đổi trên được đưa ra giữa lúc xuất hiện ngày càng nhiều lo ngại cho rằng Anh dự kiến sẽ rời EU mà không đạt được thỏa thuận khi chỉ còn hai tháng rưỡi nữa là đến hạn chót. Khoảng 3,6 triệu công dân EU đang ở Anh đã được yêu cầu làm thủ tục xin thị thực cư trú lâu dài, song mới có khoảng 1 triệu người nộp đơn đăng ký thị thực này.

Đây được coi là sự thay đổi trong chính sách dưới thời cầm quyền của Thủ tướng Boris Johnson. Người phát ngôn Văn phòng Thủ tướng Anh nêu rõ: "Việc tự do đi lại như hiện nay sẽ chấm dứt vào ngày 31/10 khi Vương quốc Anh rời EU". Người phát ngôn nói thêm rằng Chính phủ Anh đã lên kế hoạch siết chặt các quy định về hình sự đối với những người nhập cảnh Anh, như một phần của quan điểm cứng rắn mới của nước này.

Tân Thủ tướng Anh dự kiến sẽ tới Berlin để gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel vào ngày 21/8 và gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris vào ngày 22/8. 

Ông Johnson được cho là sẽ khẳng định với các nhà lãnh đạo châu Âu rằng Nghị viện Anh không thể và sẽ không thay đổi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, đồng thời sẽ tìm kiếm một thỏa thuận mới để thay thế cho thỏa thuận Brexit mà bà Theresa May đưa ra trước đó - vốn đã bị các nghị sĩ đánh bại ba lần.

Theo kế hoạch, ông Boris Johnson sẽ đưa nước Anh rời khỏi EU vào ngày 31/10 tới dù có hay không có một thỏa thuận. 

Tuy nhiên, hiện có không ít nghị sỹ Anh muốn cản trở ông làm điều này, bởi nếu kịch bản Brexit không thỏa thuận thật sự diễn ra, họ quan ngại rằng nhiều rủi ro xảy ra, gây tác động to lớn đến tất cả các khía cạnh của nền kinh tế. 

Theo luật pháp, trừ khi có điều gì đó đặc biệt xảy ra, nước Anh sẽ không còn là thành viên của EU kể từ 11 giờ tối ngày 31/10 theo giờ London. Chiến lược của ông Johnson là kiên định và hy vọng EU sẽ "lay động", đồng thời xúc tiến các kế hoạch Brexit không thỏa thuận, bằng cách dự trữ thuốc men và chuẩn bị cho các chuyến hàng bị tồn đọng tại cảng Dover. 

Nhiều nhà kinh tế và doanh nhân cho rằng một Brexit không thỏa thuận sẽ gây ra những xáo trộn về kinh tế. 

Cựu Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond, người đã từ chức ngay trước khi ông Johnson nhậm chức, cho biết Chính phủ Anh dường như “đang lập ra một hàng rào quá cao cho các cuộc đàm phán, đến mức chúng ta chắc chắn phải rời EU mà không có thỏa thuận nào”.

Trong khi đó, một nhóm đa đảng gồm hơn 100 nghị sĩ đã kêu gọi Thủ tướng triệu tập Quốc hội và để cho các nghị sỹ làm việc liên tục cho đến khi nước Anh rời khỏi EU.

Quốc hội Anh đã vài lần bỏ phiếu, dù không mang tính ràng buộc, nhằm chống lại một Brexit không thỏa thuận. Tuy nhiên, các nhà lập pháp không nhất trí được một kịch bản thay thế. Một số muốn rời khối với một thỏa thuận, một số khác lại muốn ở lại EU. 

Quốc hội đang trong giai đoạn nghỉ Hè cho đến ngày 3/9 tới, song các nhà lập pháp đối lập và các nhà lập pháp đảng Bảo thủ, những người phản đối một Brexit không thỏa thuận, vẫn đang xúc tiến các cuộc thảo luận với hy vọng tìm ra một chiến lược chung/.

An Bình (VGP)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất