Thứ Bảy, 27/4/2024
Giáo dục
Thứ Ba, 4/7/2023 13:46'(GMT+7)

Bắc Giang nỗ lực đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Đồng chí Mai Sơn,  Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho em Thân Thế Công, giành Huy chương Đồng Cuộc thi Olympic Vật lí châu Á (2023).

Đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho em Thân Thế Công, giành Huy chương Đồng Cuộc thi Olympic Vật lí châu Á (2023).

NHỮNG KẾT QUẢ NỔI BẬT SAU 10 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 29

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Giang đã lãnh đạo, triển khai thực hiện, đạt được những kết quả nổi bật, như: Quy mô mạng lưới trường, lớp phát triển hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Toàn tỉnh, hiện có 760 cơ sở giáo dục với 14.339 phòng học và 492.259 học sinh. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp được quan tâm xây dựng cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Có 28.847 cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và nhân viên, trong đó 1.870 cán bộ quản lý giáo dục; 24.138 giáo viên và 2.839 nhân viên. 100% cán bộ quản lý các trường học có trình độ bảo đảm theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Toàn ngành có 03 tiến sĩ, 02 nghiên cứu sinh, 887 thạc sĩ.

Tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp toàn tỉnh đạt 96%; Tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt cao. Tính đến tháng 12/2022, có 238 trường chuẩn quốc gia mầm non mức độ 1 đạt 94,4% (vượt mục tiêu đề ra), 53 trường chuẩn quốc gia mầm non mức độ 2 đạt 21%; 218 trường tiểu học chuẩn quốc gia mức độ 1 đạt 99,1% (vượt mục tiêu đề ra), 74 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đạt 33,6%; 219 trường THCS chuẩn mức độ 1 đạt 94,8% (vượt mục tiêu đề ra), 26 trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đạt 11,3%; 35 trường THPT đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 đạt 72,9% (đạt mục tiêu đề ra).

Bắc Giang luôn nằm trong tốp 12 tỉnh thành phố dẫn đầu cả nước về thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và khu vực. Năm học 2022-2023 thi chọn học sinh giỏi quốc gia đạt 59 giải, trong đó 4 giải Nhất, 14 giải Nhì, 16 giải Ba, 25 giải Khuyến khích; xếp thứ 8 toàn quốc về chất lượng giải. Có 8 học sinh được tham dự vòng 2 (chọn đội tuyển thi Olympic ở các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học); kết quả có 1 học sinh dự thi Olympic Vật lí Châu Á; 1 học sinh dự thi Olympic Vật lí Châu Âu; 1 học sinh dự thi Olympic Hóa học quốc tê AL-Beruniy. Thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia luôn có kết quả cao. Năm 2014 đạt 2 giải/6 dự án dự thi; năm 2022 đạt 2 giải/2 dự án dự thi (có 01 dự án đạt giải Nhất); năm 2023 đạt 2 giải/2 dự án dự thi.

Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh được rà soát, sắp xếp ngày càng tinh gọn, phù hợp với nhu cầu thực tế và từng bước gắn kết với doanh nghiệp. Các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn; góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từ 44% năm 2013 lên 74% năm 2022. Bên cạnh việc dạy và học văn hóa, ngành Giáo dục Bắc Giang cũng chỉ đạo các trường tăng cường việc giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh thông qua việc dạy lồng ghép vào các môn văn hóa, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, để tạo ra những thế hệ học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW trên địa bàn tỉnh còn những hạn chế, khó khăn: Một số cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương còn chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đào tạo và dạy nghề, chưa coi đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân theo tinh thần Nghị quyết của Trung ương; có lúc có nơi còn khoán trắng cho ngành giáo dục. Công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện Nghị quyết ở một số nơi có lúc chưa tích cực nên kết quả ở một số địa phương còn hạn chế. Chất lượng đội ngũ không đồng đều, một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng trong đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh và phát triển đảng viên trong cơ sở giáo dục chưa được quan tâm đúng mức.

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIX đã xác định: “Phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo một cách cơ bản từ cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề, bảo đảm cho trẻ em có đầy đủ điều kiện cơ bản được học tập và phát triển. Giáo dục một cách toàn diện cả: Đức, trí, thể, mỹ dựa theo cách giáo dục mới hiện đại, khoa học”. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả đổi mới và nâng cao giáo dục đào tạo và dạy nghề, cần tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về công tác giáo dục, đào tạo và dạy nghề; tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI), Chương trình hành động số 63-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các văn bản của Trung ương và của tỉnh về gíao dục đào tạo và dạy nghề. Các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng về Nghị quyết số 29-NQ/TW, Chương trình hành động số 63-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; về những gương tập thể, cá nhân điển hình có những đóng góp cho công tác giáo dục, đào tạo và dạy nghề vì sự nghiệp trồng người của quê hương.

Những tập thể, cá nhân được UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Thứ hai, xác định giáo dục, đào tạo và dạy nghề là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở, đông đảo Nhân dân và phụ huynh, học sinh… Vì vậy, cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội tiến hành rà soát và triển khai quyết liệt các giải pháp để hoàn thành tốt các chỉ tiêu về giáo dục, đào tạo và dạy nghề mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, Nghị quyết ĐHĐ bộ các cấp đã đề ra.

Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển giáo dục và đào tạo, “lấy học sinh làm trung tâm, nhà trường là nền tảng, giáo viên là động lực”, từ trang bị kiến thức sang "phát triển, kiến tạo năng lực, phẩm chất toàn diện cho học sinh". Cùng với trang bị kiến thức văn hóa, cần quan tâm hơn nữa việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống; giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, của quê hương cho học sinh, sinh viên; khơi dậy niềm tự hào, tinh thần học tập, rèn luyện, khát vọng vươn lên.

Thứ tư, chuẩn bị tốt các điều kiện cho lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Bố trí giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn theo quy định; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên theo từng cấp học. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ nội dung chương trình, phương pháp dạy học, tích hợp kiến thức với các kỹ năng nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của người học, phù hợp với yêu cầu mới. Đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học ở các cấp. Triển khai thực hiện hiệu quả việc đổi mới dạy và học tiếng Anh trong các trường phổ thông giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.

Thứ năm, tăng cường kỷ cương, nền nếp trong các nhà trường, cơ sở giáo dục. Thực hiện tốt việc phân cấp, phân quyền, tự chủ trong hệ thống giáo dục; nâng cao trách nhiệm của đội ngũ giáo vên, nhất là vai trò người đứng đầu. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự của các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề đảm bảo tinh gọn, hợp lý hoạt động hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII. Chú trọng công tác tuyển dụng, bố trí, sắp xếp giáo viên các cấp học đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu bộ môn. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL và giáo viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. 

Thứ sáu, Đảng đoàn Hội đồng Nhân dân tỉnh chỉ đạo Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh rà soát cơ chế, chính sách; tăng cường các nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục-đào tạo, dạy nghề; chú trọng giáo dục ở các khu công nghiệp./.

Lê Đức Minh

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất