Thứ Tư, 25/9/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Ba, 15/12/2009 8:36'(GMT+7)

Bàn giao văn bản liên quan chủ quyền Hoàng Sa cho Bộ Ngoại giao

Văn bản bằng chữ Hán liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ thời Lê

Văn bản bằng chữ Hán liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ thời Lê

Văn bản viết bằng chữ Hán, được viết trên giấy dó, nay do làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc cất giữ, có nội dung xử lý một vụ kiện giữa phường Mỹ Toàn (làng Mỹ Lợi) và phường An Bằng (làng An Bằng) thuộc huyện Phú Lộc ngày nay.

Theo đó (bản dịch của ông Lê Nguyễn Lưu): ... "Nguyên Quý Hợi (1743), phường An Bằng buộc phường Mỹ Toàn đón chiếc thuyền đội Hoàng Sa của lái Tín ở chỗ giáp ranh, kéo về đến bờ sông. Qua vụ thuế tiết liệu năm Mậu Dần (1758), khoản của thuyền thủ Trương phường An Bằng lại bắt phường Mỹ Toàn cùng chịu, mỗi bên đem nộp tại chính điện. Đến nay, phường Mỹ Toàn thúc phường An Bằng cùng phường Mỹ Toàn đem nộp vỏ tàu, nhưng phường An Bằng cố ý không đem nộp vỏ tàu ấy, phường Mỹ Toàn bèn trình đơn lên.Vậy, giao cho phường Mỹ Toàn bắt phường An Bằng đền tiền ba quan. Nay phê như vậy. Ngày 19 tháng 9 năm Cảnh Hưng 20".  

Văn bản này cho thấy, nhà nước thời Lê (1743) đã có đội Hoàng Sa chuyên trách quản lý và khai thác sản vật ở quần đảo Hoàng Sa.

Sau hai châu bản do nhà nghiên cứu Phan Thuận An cung cấp, đây là văn bản thứ ba được tìm thấy tại TT-Huế khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Văn bản viết bằng chữ Hán, được viết trên giấy dó, nay do làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc cất giữ, có nội dung xử lý một vụ kiện giữa phường Mỹ Toàn (làng Mỹ Lợi) và phường An Bằng (làng An Bằng) thuộc huyện Phú Lộc ngày nay.

Theo đó (bản dịch của ông Lê Nguyễn Lưu): ... "Nguyên Quý Hợi (1743), phường An Bằng buộc phường Mỹ Toàn đón chiếc thuyền đội Hoàng Sa của lái Tín ở chỗ giáp ranh, kéo về đến bờ sông. Qua vụ thuế tiết liệu năm Mậu Dần (1758), khoản của thuyền thủ Trương phường An Bằng lại bắt phường Mỹ Toàn cùng chịu, mỗi bên đem nộp tại chính điện. Đến nay, phường Mỹ Toàn thúc phường An Bằng cùng phường Mỹ Toàn đem nộp vỏ tàu, nhưng phường An Bằng cố ý không đem nộp vỏ tàu ấy, phường Mỹ Toàn bèn trình đơn lên.Vậy, giao cho phường Mỹ Toàn bắt phường An Bằng đền tiền ba quan. Nay phê như vậy. Ngày 19 tháng 9 năm Cảnh Hưng 20".  

Văn bản này cho thấy, nhà nước thời Lê (1743) đã có đội Hoàng Sa chuyên trách quản lý và khai thác sản vật ở quần đảo Hoàng Sa.

Sau hai châu bản do nhà nghiên cứu Phan Thuận An cung cấp, đây là văn bản thứ ba được tìm thấy tại TT-Huế khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa./.
 
(Theo Nhân Dân điện tử)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất