Thứ Bảy, 23/11/2024
Môi trường
Chủ Nhật, 16/12/2012 17:57'(GMT+7)

Bảo tồn và phát huy giá trị Khu DTSQ Kiên Giang

 Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi nhấn mạnh: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ tác động trực tiếp đến vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, do vậy, việc bảo tồn hệ sinh thái, giảm thiểu tác hại thiên tai, đồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội bền vững và an toàn cần phải được cả cộng đồng xã hội chung tay”.

“Qua hội thảo này, Kiên Giang sẽ có được nhiều ý kiến đề xuất các chính sách, giải pháp, cách thức quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của khu DTSQ phù hợp nhằm phục vụ phát triển bền vững cho tỉnh Kiên Giang trong đó có Phú Quốc. Kiên Giang sẽ đề ra được những định hướng hợp tác nghiên cứu, thực hiện công tác bảo tồn với các tổ chức trong và ngoài nước để kêu gọi, vận động các tổ chức quốc tế hỗ trợ, tài trợ đầu tư phục vụ việc bảo tồn, phát triển bền vững khu DTSQ Kiên Giang”-ông Lê Văn Thi cho biết.

Bà TS. Katherine Muller-Marin nói: “Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong phòng hộ ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp thực phẩm, thức ăn cho gia súc, nhiên liệu và gỗ. Tôi kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét tóm lược “chính sách bảo vệ tương lai của rừng ngập mặn”, dựa trên bản đồ rừng ngập mặn thế giới. Cần cung cấp cho các nhà quản lý khu DTSQ các bài học kinh nghiệm về bảo tồn và quản lý rừng ngập mặn, và khuyến nghị các biện pháp chính sách có thể áp dụng để bảo vệ sinh thái. Sẽ thật tuyết vời nếu chúng ta tìm nguồn hỗ trợ để dịch cuốn Atlas và các minh họa chính sách ngắn gọn kèm theo để có thể chia sẻ với các khu DTSQ và các cơ quan khác có quan tâm”

Tỉnh Kiên Giang nằm ở tận cùng phía Tây Nam đất nước, có diện tích tự nhiên hơn 6.348 km2, với hơn 200 km bờ biển và trên 56 km đường biên giới đất liền với Campuchia. Kiên Giang được ví như một Việt Nam thu nhỏ, được thiên nhiên ưu đãi với đủ cả hệ thống sông ngòi, núi, rừng, đồng bằng và biển đảo.

Khu DTSQ Kiên Giang được UNESCO công nhận ngày 27-10-2006 tại kỳ họp thứ 19 của Hội đồng Điều phối quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển. Đây là khu DTSQ lớn nhất Việt Nam, với tổng diện tích là 1.188.105 ha.

Khu DTSQ Kiên Giang bao gồm 10 huyện, thị thành phố; không gian rộng, kết nối với Vườn Quốc gia (VQG) U Minh Thượng; VQG Phú Quốc, Khu bảo tồn biển Phú Quốc, Khu rừng bảo vệ cảnh quan Kiên Lương và đai rừng ngập mặn ven biển Tây.

Ba chức năng chính của khu DTSQ là: bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế thân thiện với môi trường và hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, văn hóa, giáo dục, ba chức năng này có thể được thực hiện ở một hoặc cả ba vùng tùy theo mức độ và mục đích triển khai.

Tại hội thảo, đại diện Ủy ban Sinh quyển và Con người Việt Nam đã trao Giấy chứng ngận nhãn hiệu chứng nhận Khu DTSQ Kiên Giang cho Ban quản lý.

Theo Nhân Dân
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất