Chủ Nhật, 17/11/2024
Thế giới
Thứ Ba, 21/7/2009 12:34'(GMT+7)

Bêlarút: Tổng thống Loukachenko tăng cường mở cửa với phương Tây

Tổng thống Loukachenko

Tổng thống Loukachenko

Từ một năm nay, chế độ của Tổng thống Loukachenko đang gia tăng cử chỉ để làm châu Âu nguôi đi cụm từ “chế độ độc tài cuối cùng của châu Âu”. Sau khi thả những tù nhân chính trị cuối cùng trong mùa hè năm 2008 – một yêu cầu của Washington và Bruxelles để nới lỏng tiếp xúc, ông Loukachenko đã được dỡ bỏ lệnh cấm lưu lại tại châu Âu. Ông đã tranh thủ đi thăm Giáo hoàng Bénédict XVI và Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi vào tháng 4 trước khi kỷ niệm quan hệ “có lợi và thiết thực” giữa đối tác phương Đông của EU với các nước láng giềng phương Đông, trong đó có Bêlarút khi mà Mátxcơva cay mắt nhìn Bruxelles lấn sân sau của mình.

Một dấu hiệu nồng ấm trong quan hệ nữa là vào tháng 6, Minsk đã thiết lập vị trí “khách mời đặc biệt” tại Hội đồng châu Âu trong khi năm 1997 đã bị loại do vi phạm nhân quyền liên tiếp. Cuối tháng 6, ông Loukachenko đã tuyên bố muốn thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Washington và cho biết tạo điều kiện cho việc thiết lập “quan hệ chặt chẽ và lâu dài với chính quyền Mỹ”. Tổng thống Loukachenko cũng đã đặc xá cho một công dân Mỹ là Emmanuel Zeltser, bị Bêlarút cầm tù vì tội “gián điệp công nghiệp” từ gần một năm nay.

Sự thay đổi thái độ lịch sự ngoại giao này diễn ra trong khi quan hệ của chế độ Bêlarút với Mátxcơva trở nên xấu đi. Sau cuộc chiến Nga – Grudia tháng 8/2008, Nga đã đánh giá thấp việc người đồng minh Bêlarút từ chối công nhận nền độc lập của Nam Ossétia và Abkhazia.

“Khóc chẳng giúp được gì”

Mới đây nhất, một chuỗi các cuộc xung đột thương mại và tranh cãi ngoại giao xảy ra làm xáo trộn quan hệ song phương. Cuối tháng 5, trong chuyến thăm của Thủ tướng Nga Vladimir Poutine tới Minsk, phía Bêlarút đã xúc phạm Mátxcơva trong khi yêu cầu Nga rót một khoản tín dụng bằng đô la Mỹ hơn là bằng đồng rúp, điều này đã dấy lên những chỉ trích từ báo giới Nga.

Tháng 6, đó là “cuộc chiến sữa” làm xáo trộn hai thủ đô. Khi đó, Mátxcơva hạn chế nhập khẩu hàng trăm sản phẩm sữa xuất xứ từ Bêlarút. Theo Minsk, những “hạn chế thương mại phân biệt đối xử” đã tác động trở lại bằng việc nước này siết chặt kiểm soát hải quan với Nga-các giải pháp này sau đó đã bị loại bỏ.

Cũng trong tháng 6, mối đe dọa của một cuộc xung đột khí đốt đã được lên kế hoạch khi tập đoàn Gazprom thông báo giảm cung cấp khí đốt cho Bêlarút – nước quá cảnh khí đốt tới châu Âu nếu Minsk không trả khoản nợ 175 triệu Euro mà cuối cùng chính quyền Bêlarút đã cam kết hoàn trả.

Với ngôn ngữ trắng trợn của một cựu giám đốc nông trường thời Liên Xô, ông Alexandre Loukachenko đã đánh giá rằng “Khóc chẳng giúp được gì. Nếu điều đó không tiến triển với Nga, chúng ta sẽ tìm thấy hạnh phúc ở nơi khác”. Trong “cuộc chiến sữa”, Tổng thống Nga Dmitri Medvedev đã coi thái độ của Minsk như “một sự điên cuồng” trong khi Thủ tướng Vladimir Poutine tin rằng cần phải nhắc nhở các bộ trưởng của mình “không được làm phật ý” người đồng minh Bêlarút.

Nhưng cho dù có những bất đồng chính trị, Bêlarút không thực sự có các phương tiện để có thể cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Mátxcơva. Về mặt kinh tế phụ thuộc vào Nga, cho dù nền kinh tế đa số được quốc hữu hóa song vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới-đồng Rúp của Bêlarút đã mất giá tới 20% trong tháng 2-Tổng thống Loukachenko cố gắng đi ngoắt ngéo giữa phương Tây và Nga để có được lợi ích từ sức ép ngoại giao. Đối với con người thuộc trường phái dân túy nổi tiếng trên chính trường từ năm 1994 này, có thể đây là một cách để duy trì quan hệ khi mà không có ai nói trước cho ông một tương lai chính trị dài đang bắt đầu.

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất