Thứ Ba, 1/10/2024
Môi trường
Thứ Bảy, 27/12/2008 19:23'(GMT+7)

Biến đổi khí hậu đe dọa sự phát triển bền vững của thế giới

Hiệu ứng nhà kính đang làm trái đất nóng dần lên

Hiệu ứng nhà kính đang làm trái đất nóng dần lên

Hàng loạt cuộc khủng hoảng kể trên đã đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển bền vững và chiếm vị trí số một trong chương trình nghị sự của hầu hết các cuộc họp cấp cao năm 2008 từ Diễn đàn kinh tế thế giới tại Dovas (Thuỵ Sĩ) hồi tháng 1 , Hội nghị thượng đỉnh G-8 tại Hokkaido (Nhật Bản) tới Hội nghị Á-Âu lần thứ 7 tại Bắc Kinh.

Năm 2008, tình trạng biến đổi khí hậu không hề có dấu hiệu thuyên giảm với một cơn bão tuyết làm tê liệt miền Nam Trung Quốc, cơn bão E rin đổ bộ vào bang Texas (Mỹ), bão Felix tấn công Trung Mỹ, và lốc xoáy đã cướp đi sinh mạng của 70.000 người ở Mianma. Theo một nghiên cứu của Liên hợp quốc (LHQ), số vụ thiên tai trên thế giới, phần nào do hiện tượng Trái đất ấm lên đã tăng gấp bốn lần trong hai thập kỷ qua. Thế giới đã hứng chịu khoảng 120 thảm họa thiên tai/năm vào đầu những năm 1980, và tới nay lên tới mức 500 vụ/năm.

Về lâu dài, biến đổi khí hậu có thể gây ra những hậu quả như thiếu nước ngọt, điều kiện sống xấu đi, tổn hại kinh tế gia tăng và mực nước biển dâng cao. Tổ chức Lương Nông LHQ cho biết biến đổi khí hậu gây tổn hại nguồn cung cấp lương thực toàn cầu, khiến số người thiếu đói gia tăng trên toàn thế giới, lên 925 triệu người so với 850 triệu người của năm ngoái. Khoảng 37 quốc gia đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực, gây nên các vụ xung đột và căng thẳng xã hội. Các vụ bạo loạn và biểu tình nổ ra tại Mỹ La tinh trước tiên, tiếp đó lan tới châu Phi và khu vực Đông Nam Á.

Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, các hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây nên sự biến đổi khí hậu. Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, hoạt động của con người đặc biệt là mức tiêu thụ ồ ạt năng tượng và nguồn tài nguyên của các nước phát triển đã làm tăng hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng rõ rệt tới hệ sinh thái tự nhiên của Trái đất và gây nguy hiểm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Mỹ, mặc dù chỉ chiếm 5% dân số thế giới, nhưng "ngốn" tới 26% năng lượng của thế giới và được coi là "hình mẫu” điển hình của việc tiêu thụ quá mức.

Thư ký chấp hành Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu, Yvo de Boer, cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay cũng tác động tới nỗ lực nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, làm trì hoãn một số dự án năng lượng xanh và gây hoang mang lo ngại về thiếu tiền đầu tư có thể dẫn tới những quyết định xây dựng những nhà máy điện mới, rẻ tiền và gây ô nhiễm.

Các nhà lãnh đạo tại Hột nghị thượng đỉnh G-8 ở Hokkaido đã nhất trí rằng các nền kinh tế chủ chốt cần phải tăng cường cam kết hoặc hành động để giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu. Trong khi đó, Tuyên bố Bắc Kinh về sự phát triển bền vững sau Hội nghị Á-Âu lần thứ 7 khẳng định sự phát triển bền vững liên quan tới hiện tại và tương lai của con người, tới sự tồn tại và phát triển của mọi dân tộc, tới hòa bình và sự thịnh vượng của thế giới.

Đứng trước những thách thức đối với sự phát triển bền vững, không một nước đơn lẻ nào có thể duy trì sự toàn vẹn của bản thân và tự giải quyết được chúng. Để tạo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, tất cả các nước cần hành động cùng nhau thông qua đối thoại và hợp tác nhằm đạt đạt được sự phát triển hài hòa và cùng có lợi.


PV. Nguồn TTXVN
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất