(TG)-Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 14/12/2006 của Ban Bí thư khóa X “Về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác thương binh, liệt sĩ (TBLS), người có công (NCC) và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Hội Cựu chiến binh tỉnh đã tổ chức tuyên truyền đến 149 cơ sở Hội với 16.217 lượt, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh được 1.658 cuộc với 37.144 lượt, Hội Chữ thập đỏ tỉnh được 9.296 cuộc với 720.21 lượt người tham gia. Các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức bằng nhiều hình thức tuyên truyền phong phú đã mang lại hiệu quả tích cực.
Giai đoạn 2007 - 2016, đã quy tập, an táng được 1.401 hài cốt liệt sĩ tại các nghĩa trang trong tỉnh (trong đó: 1.176 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Campuchia; 225 hài cốt liệt sĩ được cất bốc tại các địa phương trong tỉnh).
Toàn tỉnh hiện có 5 nghĩa trang liệt sĩ với tổng số trên 10.000 mộ và 40 nhà bia ghi tên liệt sĩ. Công tác chăm sóc nhà bia ghi tên liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ đều được nâng cấp, sửa chữa khang trang, vệ sinh sạch đẹp, bố trí sơ đồ mộ khoa học, trang trọng, tôn nghiêm để cơ quan, đơn vị, địa phương và nhân dân tổ chức lễ dâng hương, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ vào dịp lễ, tết…
Từ năm 2007 đến 2016, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động như: Phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Tỉnh đoàn tổ chức xét duyệt, công nhận và giải quyết các tồn đọng sau chiến tranh được 4.394 hồ sơ người có công; ngoài ra ngành đã thực hiện giải quyết trợ cấp ưu đãi cho 16.061 học sinh sinh viên thuộc đối tượng chính sách, người có công đang theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp với tổng kinh phí trên 42 tỷ 441 triệu đồng. Vận động các cơ quan, đơn vị, các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng Ngân hàng chính sách xây dựng được 883 căn nhà tình nghĩa (trong đó có 216 căn nhà thực hiện theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) với tổng kinh phí trên 26 tỷ 268 triệu đồng; sửa chữa 205 căn nhà với tổng kinh phí 2 tỷ 789 triệu đồng; tặng 410 sổ tiết kiệm, trị giá 437,5 triệu đồng; nhận phụng dưỡng, chăm sóc suốt đời 29 bà Mẹ Việt Nam anh hùng, 43 bố, mẹ liệt sĩ, thương binh già yếu, neo đơn; hàng năm gần 8.000 đối tượng được chăm sóc sức khỏe tại các trung tâm điều dưỡng người có công và 100% đối tượng chính sách đều được cấp kịp thời thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh với kinh phí trên 67 tỷ 326 triệu đồng; thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước với tổng kinh phí trợ cấp hàng tháng gần 777 tỷ 936 triệu đồng, chi trả trợ cấp một lần trên 91 tỷ 772 triệu đồng; ngoài ra, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh đã vận động xây dựng hàng trăm căn nhà “Nghĩa tình đồng đội” với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng.
Vào dip lễ 27/7 và Tết Nguyên đán, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ đã tổ chức thăm, tặng hơn 391.404 phần quà, với tổng kinh phí hơn 82 tỷ 665 triệu đồng cho đối tượng chính sách, NCC với cách mạng. Tổ chức đợt xổ số gây quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” thu được gần 541 triệu đồng; vận động từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ủng hộ vào quỹ được 29,5 tỷ đồng.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tặng 100 căn nhà, với tổng số 2 tỷ đồng và kèm theo 1 phần quà trị giá 3 triệu đồng/căn; Chương trình “Nghĩa tình Trường Sơn” do Báo Sài Gòn giải phóng đã phát động và được Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bình Dương tài trợ 50 căn nhà, với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng và 100 suất học bổng cho con em đối tượng chính sách, dân tộc thiểu số nghèo vượt khó học giỏi, số tiền 200 triệu đồng.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã vận động Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ ủng hộ xây dựng 05 căn nhà trị giá 40 triệu đồng/căn. Từ năm 2009 - 2015, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Chữ thật đỏ đã tổ chức các hoạt động thiết thực như: làm vệ sinh nhà cửa, giúp đỡ chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, khám chữa bệnh, thăm hỏi và tặng trên 10.000 phần quà với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng cho các Mẹ Việt Nam anh hùng, nữ kháng chiến, mẹ liệt sĩ, hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn.
Đối với công tác xây dựng “xã, phường, thị trấn làm tốt công tác TBLS và NCC”, đến nay toàn tỉnh có 99,7 hộ gia đình chính sách có cuộc sống ngang bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của người dân cùng nơi cư trú; 100 xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác TBLS và NCC.
Hồng Sơn
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước