Thứ Năm, 28/11/2024
Khoa học, công nghệ
Thứ Sáu, 17/10/2014 22:18'(GMT+7)

Các doanh nghiệp công nghệ sạch đầu tiên ở Việt Nam với cơ hội ứng dụng thực tiễn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa


Sáng kiến này do Chương trình Công nghệ khí hậu thuộc InfoDev/Ngân hàng Thế giới (WB) cùng với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) xây dựng nhằm đẩy mạnh sự phát triển của các doanh nghiệp xanh trong vùng và giúp giảm mối đe dọa nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Việt Nam là một trong năm nước dễ tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu trong khu vực Châu Á – Thái  Bình Dương. Trong vòng 50 năm qua, mực nước biển đã dâng 50cm, trong khi các hiện tượng khí hậu cực đoan (bão, lụt, lở đất, hạn hán, xâm mặn v.v..) đã cướp đi 9,500 mạng người và làm tổn thất 1.5% GDP mỗi năm.

WB cho hay, thông qua việc hỗ trợ các dịch vụ công nghệ, Trung tâm Sáng tạo Khí hậu Việt Nam (Vietnam CIC) dự tính sẽ làm giảm được 225,000 tấn khí thải CO2 – tương đương với khí thải một năm của 47,000 xe ô tô – tăng cường tiếp cận với nước sạch, tăng hiệu quả canh tác nông nghiệp, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng. Tính chung, Vietnam CIC sẽ giúp khoảng 1 triệu người – bao gồm phụ nữ, trẻ em, người nghèo, đỡ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu.

“Các thách thức về khí hậu đặc thù của Việt Nam cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng đòi hỏi phải có các giải pháp sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh địa phương”, bà Laura Altinger, Chuyên viên cao cấp Kinh tế Môi trường tại văn phòng WB Việt Nam cho biết. Việc phát triển các doanh nghiệp về công nghệ khí hậu phù hợp với nhu cầu địa phương không chỉ giúp Việt Nam thích nghi với biến đổi khí hậu và giảm phát thải, mà còn đáp ứng nhu cầu về năng lượng, duy trì tính cạnh tranh, và giảm thiểu việc phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch.

Chương trình 4 ngày gồm có các bài giảng và thảo luận đem đến cho các doanh nhân khởi nghiệp cơ hội để trau dồi chiến lược sản phẩm, mô hình kinh doanh và các thông điệp marketing, tăng cường các kỹ năng thương thảo và xây dựng quan hệ với các doanh nhân, nhà đầu tư công nghệ sạch.

“Để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, chúng ta cần đào tạo những doanh nhân công nghệ khí hậu sáng tạo và  thành công”, Tiến sĩ Aiming Zhou, Chuyên gia năng lượng cao cấp của ADB, một trong ba đơn vị tổ chức khóa học cho biết. Qua lớp huấn này, việc hỗ trợ “cầm tay chỉ việc” cho những doanh nghiệp có tiềm năng nhất tại Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo những doanh nhân như vậy.

Với sự kết thúc thành công của lớp tập huấn này, chương trình sẽ tiếp tục hỗ trợ và cố vấn cho các DNVVN và các doanh nghiệp công nghệ khí hậu khác thông qua Trung tâm Sáng tạo Khí hậu Việt Nam. Trung tâm này được thiết kế để cung cấp một loạt các dịch vụ đặc thù, bao gồm cung cấp tài chính khởi nghiệp, thương mại hóa công nghệ, phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực. Vietnam CIC, do Bộ Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh (DFID) và Bộ Ngoại giao Thương mại Úc (DFAT), sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp và đầu tư thương mại hóa công nghệ tới 65 doanh nhân công nghệ khí hậu, bao gồm đầu tư cổ phần cho tới 25 công ty trong vòng 5 năm đầu tiên./.

 Trần Giao Tuyến

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất