Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Washington (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu 4 thế hệ của một gia đình và phát hiện thấy những DNA bị lỗi trong nhiễm sắc thể thứ 20. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy nhiễn sắc thể bị lỗi này ở 9 thành viên mắc chứng mộng du.
Sau khi phân tích các mẫu DNA của tất cả 22 thành viên của gia đình này, các nhà khoa học phát hiện thấy rằng tỷ lệ gen lỗi di truyền từ bố mẹ sang con là 50%. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng chứng mộng du có thể do lỗi của nhiều loại gien khác nhau và họ đang tiến hành nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn.
|
Chứng mộng du có thể là do di truyền. |
“Chúng tôi chưa thể xác định những gen nào gây ra chứng mộng du nhưng chắc chắn có liên quan tới những đột biết của nhiễm sắc thể 20”, tiến sĩ Christina Gurnett, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết.
Mặc dù chưa xác định được tất cả các loại gen lỗi gây là chứng mộng du nhưng phát hiện mới nhất của các nhà khoa học người Mỹ là một tiền đề quan trọng giúp các nhà khọc nghiên cứu và phát triển những phươp pháp chứng mông du hiệu quả hơn.
Hiện tượng mộng du thường xảy ra đối với trẻ em vào khoảng thời gian nửa đêm. Những người mộng du đang ngủ bỗng ngồi dậy hay đứng dậy, đi hoặc có một số hành động, cử chỉ vô thức trong khoảng thời gian ngắn và sau đó quay lại giường ngủ tiếp. Tỷ lệ trẻ em mắc chứng mộng du là 1/10 và người lớn là 1/50.
Theo Bee.net/Daily Mail