Thứ Bảy, 27/7/2024
Chung sức phòng chống thiên tai
Chủ Nhật, 24/11/2019 14:43'(GMT+7)

Cảnh báo sớm thiên tai cho các vùng miền núi Việt Nam

Lễ cắt băng khánh thành Trung tâm cảnh báo sớm tai biến trượt lở tại xã Bản Khoang

Lễ cắt băng khánh thành Trung tâm cảnh báo sớm tai biến trượt lở tại xã Bản Khoang

Tham gia Hội thảo, về phía Đài Loan có đại diện Cục Bảo tồn Đất và Nước, Trường Đại học Feng Chia và Trường Đại học Quốc gia Đài Loan là đơn vị tài trợ thiết bị và chuyển giao công nghệ. Về phía Việt Nam có Tổng cục PCTT – Bộ Nông nghiệp; UBND tỉnh và Ban chỉ đạo PCTT và TKCN tỉnh Lào Cai; Tập đoàn Viễn thông VCPT; Đại diện VPTT BCĐ PCTT và TKCN các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Sơn La,,m, Yên Bái…UBND thị trấn Sapa, UBND xã Bản Khoang và các cơ quan có liên quan. Mục tiêu của Hội thảo nhằm sẻ kiến thức và kinh nghiệm hệ thống cảnh báo sớm trượt lở dạng dòng bùn đất, đá theo thời gian thực ở khu vực miền núi, nơi dễ bị tổn thương nhất giữa Đài Loan và Việt Nam, cũng như giới thiệu mô hình cảnh báo đang được triển khai tại xã Bản Khoang, tỉnh Lào Cai cho các địa phương khác trong khu vực miền núi Phía Bắc.

Phát biểu tại Hội thảo TS. Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban chỉ đạo TWPCTT- Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã đánh giá cao về các hoạt động hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai của phía Đài Loan cho phía Việt Nam để lắp đặt công trình đầu tiên cảnh báo sớm thiên tai tại Tỉnh Lào Cai.

“Đây là một công trình hiện đại, tiên tiến, tự động hóa theo thời gian thực. Mô hình triển khai tại Bản Khoang là mô hình đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, công trình này nằm trong Chương trình phát triển các mô hình phòng chống sạt lở lũ quét tại các tỉnh Miền núi Việt Nam. Trước hết là triển khai thí điểm ở Bản Khoang, qua đó điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện tại Việt Nam và trên cơ sở đó để tổng kết và nhân rộng mô hình để làm sao vừa cảnh báo nhanh chóng kịp, chính xác thời tới người dân nhưng phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam…. Phía Đài Loan cần hoàn thiện đủ các hạng mục công trình và hướng dẫn chính quyền địa phương thật cụ thể để phát huy tối đa hiệu của hệ thống trước khi đưa vào sử dụng. Ông Hoài nhận định và chỉ đạo hướng triển khai, hoàn thiện  mô hình.

Đại biểu tham dự Hội thảo Đánh giá những kết quả ban đầu về cảnh báo sớm trượt lở dạng dòng bùn đất, đá theo thời gian thực cho các khu vực miền núi Việt Nam

Với truyền thống hợp tác phát triển giữa Đài Loan và Việt Nam, các mối quan hệ song phương trong các lĩnh vực khác nhau ngày càng phát triển. Thông qua Hội thảo này không chỉ là dịp để phía Đài Loan nhắc lại sự ủng hộ đối với tăng trưởng bền vững, mà còn tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó hiệu quả với những thách thức của thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, việc triển khai thành công mô hình cảnh báo tại Bản Khoang cũng chứng minh việc triển khai hợp tác nhiều bên, đặc biệt là sự tham gia của khối tư nhân (cụ thể là trong mô hình là sự tham gia của công ty WeatherPlus) cho thấy sự đúng đắn trong Xã hội hóa Công tác Phòng chống thiên tai tại Việt Nam. Hy vọng trong thời gian tới, hệ thống cảnh báo này sẽ được triển khai nhân rộng cho nhiều điểm có nguy cơ cao tại các tỉnh miền núi Phía Bắc.

Sơ đồ vị trí các trang thiết bị được lắp đặt cho hệ thống cảnh báo sớm thiên tai

lũ bùn đá tại Bản Khoang

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nêu rõ các thiệt hại nặng nề do các đợ thiên tai gây ra các cho tỉnh Lào Cai và các tỉnh lân cận trong 10 trờ lại đây, đặc biệt là trận lũ quét, lũ ống, lũ dạng bùn đá như trận lũ xảy ra vào đêm mùng 4/9, rạng sáng 5/9/2013 tại xã Bản Khoang, Huyện Sapa do trượt lở đất đá làm 12 người chết, 17 người bị thương, 10 nhà ở của dân cùng nhiều cơ sở hạ tầng bị cuốn trôi. Điều này đã đặt ra yêu cầu về lập các phương án phòng, chống phù hợp nhằm giảm thiệt hại thiên tai cho các tỉnh miền núi Việt Nam, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng các công trình cảnh báo sớm trước thiên tai.

Sau nhiều chuyến khảo sát, nghiên cứu thực địa và đánh giá kỹ tỉnh hình tại Bản Khoang, Sapa, Việt Khoa học Địa chất và khoáng sản và các chuyên gia Đài Loan nhận định khu vực này hoàn toàn có khả năng lại xảy ra tai biến tương tự như trận lũ quét đã xảy ra vào năm 2013. Do vậy, khi hệ thống cảnh báo sớm thiên tai thời gian thực được lắp đặt tại địa phương sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc cảnh báo sớm trượt lở, lũ dạng bùn, đất đá để sớm có phương án thực hiện công tác phòng chống thiên tai. Đây là hệ thống sử dụng công nghệ tiên tiến của Đài Loan được lắp đặt chính thức tại Việt Nam do Cục Bảo tồn đất và nước Đài Loan tài trợ với giá trị khoảng 2,4 tỷ đồng.

Hệ thống được trang bị máy móc hiện đại có tính năng nổi trội phát hiện các tín hiệu trượt lở đất, hoạt động 24/24h trên cơ sở kết nối nhiều tín hiệu từ các thiết bị quan trắc liên quan đến lượng mưa, dịch chuyển của khối đất đá, xác định chấn rung khi dòng bùn, đá dịch chuyển và xác độ mức độ dịch chuyển của dòng đất đá.

Trận lũ quét lịch sử tại khu vực Bản Khoang, thị trấn Sapa, tỉnh Lào Cai năm 2013 đã làm Ngày 4/9/2013, tại xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã xảy ra trận lũ quét làm 11 người chết và mất tích, 17 người bị thương; 10 nhà dân bị cuốn trôi hoàn toàn, 15 nhà bị hư hỏng nặng, 55 hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm phải di chuyển. Các công trình như trường mầm non, tiểu học, nhà công vụ giáo viên, trạm y tế và tỉnh lộ 155 qua địa bàn xã bị hư hỏng, riêng tỉnh lộ 155 bị hàng nghìn tấn đá hộc từ núi cao bị nước cuốn trôi, chắn lấp hoàn toàn... Ước tỉnh tổng thiệt hại khoảng 200 tỷ đồng. Kết quả khảo sát sơ bộ của cán bộ Viện KH Địa chất và Khoáng sản  và các chuyên gia Đài Loan đã có nhận định chung rằng khu vực Bản Khoang, tỉnh Lào Cai vẫn đang kích hoạt và hoàn toàn có khả năng lặp lại các thiên tai trượt lở đất tại đây. Chính vì những thiệt hại như vậy, việc lắp đặt các trạm cảnh báo sớm tai biến trượt lở đất dạng dòng bùn đất, đá tại khu vực này là hết sức cần thiết cho người dân và chính quyền địa phương tại đây.

Sử dụng công nghệ của Hàn Quốc, Hệ thống bao gồm một loạt các cảm biến như: Cảm biến chấn rung, thiết bị đo mực nước, cảm biến căng kế, camera hồng ngoại, trạm đo mưa được lắp đặt ở ba khu vực thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn nhằm quan trắc, ghi nhận nhưng thay đổi về điều kiện thời tiết (lượng mưa), địa chất (rung chấn địa tầng), thủy văn (dòng chảy, mực nước) và sự di chuyển bề mặt của dòng bùn lỏng, đất đá. Tất cả các dữ liệu được thu nhận và xử lý tại chỗ bằng Trung tâm xử lý số liệu.

Dữ liệu được thu thập, xử lý và phân tích dựa trên các ngưỡng cảnh báo thiên tai khác nhau (An toàn – Có dấu hiệu – Có nguy cơ xảy ra – Chắc chắn xảy ra) và phát cảnh báo cho các bên liên quan như: Chính quyền địa phương, Cơ quan PCTT các cấp, người dân trong khu vực ảnh hưởng và các đơn vị liên quan. Đặc biệt hệ thống cảnh báo sớm tại chỗ qua Còi ủ, tin nhắn SMS trong trường mức cảnh báo nguy cấp cho người dân trong khu vực ảnh hưởng để có thông tin sơ tán kịp thời nhằm giảm thiểu các thiệt hại về người và của do thiên tai xảy ra.

Ngọc Hà - Vụ TTCĐ

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất