Chủ Nhật, 24/11/2024
Thể thao
Thứ Sáu, 26/4/2013 16:55'(GMT+7)

Câu chuyện thể thao: Bệnh thiếu kiên nhẫn

Đó có lẽ cũng là một khuynh hướng làm bóng đá của những người có tiền nhưng sai lầm trong việc dùng đồng tiền để sử dụng người.

Trong làng bóng đá Anh cũng có một hình mẫu như vậy là Chelsea. Kể từ khi đội bóng này thuộc quyền sở hữu của tỷ phú Roman Abramovich, nhà tài phiệt Nga này có thói quen thay huấn luyện viên như thay áo. Tuy chưa bằng B.BD về tốc độ “ngốn” huấn luyện viên nhưng 9 năm dưới quyền của Abramovich, Chelsea thay 9 huấn luyện viên!


Hầu hết những huấn luyện viên hàng đầu thế giới như Mua-ri-nhô, An-xê-lốt-ti, Xcô-la-ri… đã từng ngồi “ghế nóng” ở Stamford Bridge nhưng đều phải dứt áo ra đi. Không đạt được thành tích thì bị sa thải còn đi một nhẽ; đằng này vừa mới giúp Chelsea giành chức vô địch Champions League, danh hiệu mà Abramovich thèm khát bấy lâu, như Di Ma-teo, vậy mà cũng… đứt!


Hiện lại có tin là Abramovich chỉ thị cho bộ sậu ở Chelsea phải bằng mọi cách chèo kéo “người đặc biệt” Mua-ri-nhô đang ở Real Madrid về dẫn dắt cho Chelsea. Cái này thì Chelsea của Abramovich giống…B.BD, ở chỗ “tít mù ta chạy vòng quanh”, trước đây đẩy huấn luyện viên Lê Thụy Hải đi, nay lại mời về với hy vọng trục vớt B.BD khỏi cơn khủng hoảng.


Huấn luyện viên thay đổi nhưng cách chọn người, dùng người ở B.BD nặng về cảm tính hầu như không thay đổi trong thời gian qua. Trường hợp mới nhất, huấn luyện viên người Hàn Quốc Cho Yoon Hwan là một ví dụ điển hình cho điều này. Cầu thủ B.BD than  rằng “trình” ông Cho kém quá, ai đời trước thời điểm thi đấu mà ra lệnh bắt cầu thủ tập nặng, đến khi thi đấu không kịp nhả khối lượng, chạy ì ạch trên sân, vậy mà lãnh đạo B.BD đâu có quan tâm. Chỉ một thời gian ngắn trước khi ông Cho “tự nguyện” làm đơn xin thôi chức, lãnh đạo của câu lạc bộ này còn quả quyết là “sẽ giữ ông Cho bằng mọi giá”!


Nhưng nói ông Cho có lỗi hoàn toàn trong việc này không hẳn đúng. Một thành viên trong Ban huấn luyện của ông Cho đã từng than thở rằng “chúng tôi được người ta mua cho muối rồi bảo nấu chè”! Có nghĩa là lãnh đạo đội bóng ra quyết định mua cầu thủ nhưng không buồn tham khảo ý kiến của ban huấn luyện là có khớp với yêu cầu về mặt chiến thuật hay chưa. Vậy nên khi lắp ráp đội hình thi đấu, cầu thủ chơi rời rạc, không thua mới lạ!


Thật ra, cung cách dùng (và thay) huấn luyện viên kiểu như ở B.BD không phải là lạ ở một số câu lạc bộ bóng đá nước ta, chỉ có điều là biểu hiện dưới những dạng khác và không đậm đặc như ở B.BD mà thôi. Gọi cho đúng tên, nó chính là căn bệnh thiếu kiên nhẫn ở một số đội bóng, đặc biệt là những đội mang danh “đại gia”. Nó là bề mặt của một hiện tượng khác, ấy là muốn đi tắt đón đầu, dùng tiền để nhanh chóng mua lấy những thành tích ngắn hạn. Khi có nhiều tiền và đầu tư vào đội bóng, người ta muốn có ngay những danh hiệu, vừa để đánh bóng thương hiệu, vừa để thỏa mãn khán giả tỉnh nhà, có thành tích báo cáo cấp trên. Khi không đạt được những mục tiêu này, huấn luyện viên đội bóng thường là người phải chịu rủi ro nhất, "bị trảm" đầu tiên!


Âu cũng là cái nghiệp của những ông thầy cầm quân trong làng bóng đá nước nhà./.

Yên Ba (QĐND)


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất