Thứ Sáu, 20/9/2024
Chính sách
Thứ Hai, 19/5/2014 15:59'(GMT+7)

Chính sách giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số cần thực chất và cụ thể

Toành cảnh Diễn đàn thường niên về phát triển dân tộc thiểu số DTTS

Toành cảnh Diễn đàn thường niên về phát triển dân tộc thiểu số DTTS

Sáng ngày 19/5, tại Hà Nội, diễn đàn thường niên về phát triển dân tộc thiểu số DTTS với chủ đề “Chính sách giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và  miền núi: Bài học kinh nghiệm và định hướng giai đoạn 2015 – 2020”. Đây là Diễn đàn chính sách thường niên về giảm nghèo DTTS do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức.


Đến dự Diễn đàn có  ông Danh Út, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, ông Sơn Phước Hoan, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, ông Damien Cole, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ai Len tại Việt Nam, Trưởng nhómn Làm việc về Giảm nghèo Dân tộc thiểu số, bà Louise Chamberlai, Giám đốc Quốc gia Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam.

Phát biểu tại Diến đàn ông Danh Út, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hộ chó biết: Khoảng cách ngày càng tăng về trình độ phát triển của đa số các nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) so với mức trung bình của cả nước, đang là những thách thức đối với công tác giảm nghèo vùng DTTS.

Theo ông Danh Út, nguyên nhân trên có một thực trạng rất rõ ràng về sự chồng chéo, trùng lắp các nội dung chính sách giảm nghèo dành cho các nhóm DTTS. Mặc dù đã có những thay đổi hướng đến nâng cao chất lượng giảm nghèo, chuyển sang mục tiêu giảm nghèo bền vững, hệ thống chính sách nghèo hiện nay vẫn chưa giải quyết được một số thách thức căn bản trên. 

Cùng chia sẻ ý kiến trên ông Sơn Phước Hoan, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cũng cho rằng: Nếu không tìm được những hướng đi phù hợp để có thể huy động được sự tham gia chủ động của người dân, phát huy được những thế mạnh và nguồn lực của cộng động thì sẽ là cản trở đáng kể đối với mục tiêu giảm nghèo nói chung và giảm nghèo DTTS nói riêng.

Theo ông Phùng Đức Tùng, đại diện nhóm nghiên cứu đánh giá thực trạng nghèo DTTS, giai đoạn 2007 - 2012, các nhóm DTTS đã đạt được những tiến bộ trong giảm nghèo nhưng tốc độ giảm nghèo chỉ bằng 1/3 so với mục tiêu đề ra và chậm hơn rất nhiều so với mức giảm nghèo bình quân của cả nước. Tỷ lệ nghèo của các hộ gia đình thuộc khu vực các xã khó khăn chỉ giảm từ 51% năm 2007 xuống còn 45% năm 2012, giảm dưới 2% /năm.

Tình trạng nghèo của trẻ em DTTS rất đáng lo ngại với mức rất cao trong một khoảng thời gian dài. Thu nhập thực tế bình quân của các hộ gia đình tăng rất chậm chỉ ở mức 3,7%/năm. 

Cùng với đó, một tỷ lệ đáng kể các hộ nghèo DTTS không có khả năng tiếp cận, hưởng lợi từ các chính sách giảm nghèo hiện nay để thoát nghèo và có sự khác biệt về mức độ giảm nghèo giữa các nhóm dân tộc.

 

Tỷ lệ nghèo trong các cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn còn cao (Ảnh minh họa)

Đáng chú ý, tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại rõ rệt trong tương lai gần (kể cả đối với những nhóm DTTS có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất) do những biến động giảm về diện tích, chất lượng đất sản xuất, các nguồn sinh kế bản địa, cộng với sự gia tăng rủi ro, cạnh tranh trong quá trình tham gia vào nền kinh tế thị trường. 

Do thiếu đất sản xuất và điều kiện sản xuất dẫn đến vấn đề di cư tự do thời gian qua diễn biến phức tạp. Khoảng cách giàu - nghèo tiếp tục gia tăng như: Khu vực Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên - Tây Nam Bộ có tỷ lệ hộ nghèo cao gấp đôi tỷ lệ bình quân của địa phương. Diện tích đất sản xuất ngày càng giảm. Năm 2012, có 117.458 hộ thiếu đất sản xuất và 23.285 hộ không có đất sản xuất.

Bà Louise Chamberlain, Giám đốc Quốc gia UNDP tại Việt Nam khuyến nghị, chính sách và chương trình chỉ nên là yếu tố kích hoạt năng lực nội sinh của cá nhân và cộng đồng để khắc phục những điểm bất lợi, yếu thế. Không nên coi các cộng đồng DTTS chỉ là những đối tượng nhận chính sách, mà nên xem họ như là chủ thể của quá trình phát triển, có đủ khả năng đóng góp và tham gia vào sự phát triển của bản thân cũng như của cả đất nước.  

Tại diễn đàn, các chuyên gia cho rằng, cải thiện năng suất cây trồng quan trọng là chìa khóa để tăng trưởng thu nhập trong ngắn hạn; đồng thời cần cung cấp hệ thống chính sách an sinh phù hợp cùng với bảo hiểm nông nghiệp để giảm tình trạng dễ bị tổn thương của người nông dân; các chương trình và chính sách trong lương lai nên cung cấp hỗ trợ và đầu tư thủy lợi cho các xã đặc biệt khó khăn./.

Duy Hưng


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất