Thứ Ba, 8/10/2024
Thời sự - Chính trị
Chủ Nhật, 29/3/2015 13:49'(GMT+7)

Chủ tịch nước gặp mặt đoàn cán bộ cựu chiến binh Quân đoàn 2

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với các Cựu chiến binh Quân đoàn 2. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với các Cựu chiến binh Quân đoàn 2. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)

Trong không khí hướng đến kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu đã ôn lại truyền thống hào hùng của Quân đoàn qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển.

Quân đoàn 2 là đơn vị chủ lực đầu tiên của Việt Nam được thành lập tại chiến trường, ngày 17/5/1974; gồm các lực lượng tinh nhuệ thuộc các binh chủng.

Ngay sau khi được thành lập, Quân đoàn 2 đã tham gia chiến đấu tại mặt trận Quảng Đà, giải phóng Thượng Đức; làm thất bại kế hoạch phản công tái chiếm của địch, khẳng định ưu thế vượt trội của quân giải phóng.

Từ chiến thắng Thượng Đức, Bộ Chính trị đã quyết định mở chiến dịch Tây Nguyên, tiến tới giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, các đơn vị thuộc Quân đoàn 2 đã tham gia các mũi tấn công chủ lực giải phóng Sài Gòn.

Sau năm 1975, Quân đoàn 2 tiếp tục tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia; biên giới phía Bắc, lập nhiều chiến công, đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Bày tỏ cảm ơn lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành thời gian tiếp, các đại biểu cũng đã kiến nghị những bài học kinh nghiệm trong xây dựng quân đội, đối ngoại quốc phòng, xây dựng thế trận toàn dân.

Các đại biểu đã chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, mong muốn Đảng sẽ tổ chức thành công đại hội các cấp, nâng cao vị thế đất nước, tổ chức quân đội chính quy hiện đại.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao Ban Liên lạc Quân đoàn 2 đã tổ chức nhiều hoạt động về nguồn để các cựu chiến binh thăm lại chiến trường xưa, làm tốt công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Chủ tịch nước mong các cán bộ cấp cao cựu chiến binh Quân đoàn 2 tiếp tục phát huy truyền thống, cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chăm lo xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Chủ tịch nước khẳng định Đảng và Nhà nước luôn ghi nhớ công lao; đã và đang tiếp tục chỉ đạo các cấp ngành, địa phương làm tốt chế độ chính sách, đền ơn đáp nghĩa, hậu phương quân đội.

Chủ tịch nước cho rằng, những bài học kinh nghiệm trong xây dựng quân đội được các đại biểu nêu ra, sẽ bổ sung về lý luận thực tiễn làm phong phú đường lối chiến lược quốc phòng, giúp lãnh đạo Đảng, Nhà nước hoạch định quyết sách đúng đắn; thực hiện thành công nhiệm vụ kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, tổ chức Đại hội Đảng các cấp./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

64% số người mắc bệnh đái tháo đường không biết mình bị bệnh

Ngày 28/3 tại Hà Nội, Hội Nội tiết, Đái tháo đường Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội thảo Quản lý Bệnh đái tháo đường dưới góc nhìn kinh tế-y tế. Phát biểu tại hội thảo, phó giáo sư-tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, hiện bệnh đái tháo đường chiếm 5,4% dân số ở người trưởng thành; 9,9% người từ 60 tuổi trở lên mắc bệnh đái tháo đường và có đến 64% số người mắc bệnh đái tháo đường chưa được phát hiện. Đây là con số đáng báo động đối với một quốc gia có 90 triệu dân như Việt Nam. Trong điều kiện nguồn lực cho y tế còn hạn chế, số bệnh nhân ngày càng gia tăng càng đỏi hòi ngành y tế phải thực hiện tốt công tác dự phòng và phát hiện sớm Phó giáo sư-tiến sỹ Lương Ngọc Khuê khẳng định, mạng lưới y tế cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc dự phòng và phát hiện sớm bệnh nhân đái tháo đường. Hiện cả nước có 645 bệnh viện huyện; 30.000 phòng khám tư nhân; 80 phòng khám bác sỹ gia đình; 10.500 trạm y tế. Các cơ sở này phải thực hiện tốt công tác chăm sóc và quản lý bệnh nhân đái tháo đường ở cộng đồng. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn điều trị, quy trình thực hành chăm sóc, danh mục thuốc thiết yếu… đối với bệnh đái tháo đường. Điều quan trọng là các cán bộ y tế thực hiện như thế nào để đảm bảo hiệu quả điều trị và hiệu quả kinh tế cho người bệnh. Theo giáo sư-tiến sỹ Thái Hồng Quang, Chủ tịch Hội Nội tiết, Đái tháo đường Việt Nam, Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong khu vực có tỷ lệ tử vong do đái tháo đường tăng hơn mức tăng trung bình của toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu là do có đến 70% người dân không hiểu biết các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường và cách phòng bệnh như ít vận động thể lực, hút thuốc lá, sử dụng chất cồn, thức ăn nhanh; béo phì gia tăng. Ngoài ra, khi mắc bệnh đái tháo đường người bệnh dễ mắc bệnh tim mạch gấp 2 đến 4 lần so với người không bị mắc. Người bệnh đái tháo đường cũng dễ mắc các biến chứng của bệnh võng mạc, loét bàn chân, béo phì, bệnh thần kinh, bệnh mạch vành…/.

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất