Thứ Bảy, 23/11/2024
Thời sự - Chính trị
Chủ Nhật, 2/6/2013 22:17'(GMT+7)

Chủ tịch nước thăm và làm việc tại Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh nằm trong khu vực Tây Nam Bộ, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống còn nhiều khó khăn. Với vị trí nằm trong khu vực ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long nên Sóc Trăng cũng chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây ảnh hưởng đến sản xuất của bộ phận nông dân trong tỉnh.

 Theo báo cáo của tỉnh Sóc Trăng thì năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước, Sóc Trăng đã nỗ lực triển khai đồng bộ hàng loạt giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Tỉnh đã đạt và vượt kế hoạch 22/26 chỉ tiêu, trong đó đáng chú ý nhất là sản lượng lúa đạt 2,25 triệu tấn, lớn nhất từ trước đến nay; công nghiệp, thương mại, dịch vụ dù còn nhiều khó khăn nhưững vẫn tăng trưởng. Tuy đạt kết quả đó nhưng lại đặt ra những tồn tại vướng mắc chưa thể khắc phục, đó là sản lượng lúa cao chỉ xuất khẩu được 80.000 tấn trong số 2,25 triệu tấn do bị giới hạn quata xuất khẩu. Đặc biệt tình hình nuôi trồng thủy sản rất bấp bênh, con tôm chủ lực đối mặt với dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và khó khăn trong giải quyết đầu ra của sản phẩm, dẫn đến bà con nông dân bỏ trống vuông tôm.

Chủ tịch nước đã trực tiếp xuống kiểm tra tại các cơ sở nuôi tôm ở xã Liêu Tú, huyện Trần Đề. Đây là nơi có nhiều chủ tôm thành công nhưng cũng gặp thất bại không ít. Trò chuyện với Chủ tịch nước, ông Nguyễn Văn Nhiệm, chủ đầm tôm và cũng và Chủ tịch Hiệp hội tôm Sóc Trăng cho rằng, người dân rất muốn tiếp tục nuôi tôm tạo thu nhập nhưng cùng với khó khăn do dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... thì thiếu vốn vẫn là số một. Bên cạnh đó, con tôm thành phẩm chịu đến 3 lần lãi suất vay đó là người nuôi vay, người sản xuất thức ăn vay, doanh nghiệp chế biến cũng phải vay trả lãi suất, nhưng để vay được vốn cũng không dễ.

Một vấn đề khó nữa không chỉ đối với bà con nông dân mà cả doanh nghiệp trong sản xuất đó là chính sách chưa hợp lý, nhiều dự án triển khai chậm tiến độ nên tốc độ phát triển công nghiệp thương mại dịch vụ của tỉnh còn thấp, trong đó có dự án về thủy lợi, về điện như nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 sau hơn 3 năm chưa khởi công. Đây là dự án có công suất 1.200 MW lớn có nhu cầu vốn gần 1 tỷ USD nằm trong tổng sơ đồ 7 nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của Sóc Trăng nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung.

Khảo sát thực địa dự án nhà máy, Chủ tịch nước đề nghị tỉnh Sóc Trăng phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý dự án và các Bộ, ngành Trung ương tháo gỡ ngay những vướng mắc để có thể khởi công xây dựng, muộn nhất phải đưa công trình vào khai thác vào năm 2016 đáp ứng nguồn năng lượng góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trong khu vực.

Làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch nước hoan nghênh kết quả mà tỉnh đã đạt được nhất là sản xuất nông nghiệp, chăm lo đời sống cho đồng bào trên địa bàn. Chủ tịch nước cho rằng trước khó khăn chung của kinh tế cả nước, lãnh đạo tỉnh cần hết sức chủ động, tránh thụ động để tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là vấn đề sản xuất và tiêu thụ hàng nông thủy sản cho bà con nông dân.

Chủ tịch nước đề nghị các cấp, các ngành của tỉnh cần kiên trì các giải pháp để giảm tỷ lệ hộ nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số nhằm góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Đối với tình hình biến đổi khí hậu, Chủ tịch nước nhấn mạnh: nguy cơ tác động của nước biến dâng là hiện hữu và nhanh hơn kịch bản dự báo do đó phải có giải pháp kịp thời, kể cả xã hội hóa những công trình, lĩnh vực mà tư nhân có thể tham gia đầu tư xây dựng để ứng phó và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong chuyến thăm và làm việc tại Sóc Trăng, Chủ tịch nước đã có buổi gặp gỡ nói chuyện với các hòa thượng, thượng tọa, đại đức trụ trì 92 chùa Khơ-me Phật giáo Nam Tông tại Sóc Trăng. Chủ tịch nước thông báo một số nét về tình hình trong nước và thế giới. Tuy Việt Nam chịu tác động khó khăn chung của thế giới, nhưng nước ta vẫn có bước tăng trưởng nhất định, trong thành công chung đó có sự đóng góp của đồng bào Khơ-me ở khu vực ĐBSCL.

Chủ tịch nước khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và có chính sách đối với đồng bào các dân tộc, xác định đoàn kết dân tộc là yếu tố quan trọng cho sự phát triển. Chủ tịch nước mong rằng các vị sư sãi Phật giáo Nam Tông nói riêng và đồng bào Khơ-me tiếp tục đoàn kết cùng các dân tộc và tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Chủ tịch nước cũng có buổi gặp gỡ một số đại biểu anh hùng sinh sống trên địa bàn, lắng nghe những phát biểu tâm huyết của các đại biểu về vấn đề chủ quyền biển đảo, phòng chống tham nhũng và phát triển kinh tế.

Chủ tịch nước cũng đã tới dự lễ khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia Đền Thờ Bác Hồ tại xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung. Đây là đền thờ được nhân dân Sóc Trăng xây dựng ngay khi Bác Hồ qua đời, nhằm thể hiện tấm lòng kính yêu Bác. Việc mở rộng tôn tạo công trình này một lần nữa tình cảm của nhân dân Sóc Trăng, là biểu tượng niềm tin sắt son của người dân Cù Lao Dung với Bác và nơi để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay./.

VOVNews

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất