Thứ Ba, 17/12/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 13/1/2010 21:40'(GMT+7)

Chủ trương đã có nhưng khó triển khai

Theo ý kiến của Bộ Công thương- đơn vị xây dựng đề án thì việc thí điểm bảo hiểm ưu tiên trước hết hướng vào hàng lương thực, bởi bảo hiểm là giúp một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam cung cấp ổn định cho thị trường thế giới. Ngoài ra, sẽ bảo hiểm một số mặt hàng có thế mạnh như cà phê, hạt tiêu…

Đề án này hiện mới ở giai đoạn phác thảo một số hướng lớn, đáp ứng sự mong đợi của nhiều địa phương nhưng cũng còn không ít băn khoăn như: Đề án vẫn còn có những điểm chưa phù hợp với sản xuất nông nghiệp ở miền núi. Ông Nguyễn Bá Ngãi, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Cạn cho rằng: “Đề án phải thể hiện đặc thù của bà con nông dân miền núi. Đó là diện tích manh mún, phân tán, sản xuất ở quy mô nhỏ so với vùng đồng bằng, chuyên canh. Thêm nữa, do miền núi ở vùng sâu, vùng xa nên các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, phối hợp liên doanh liên kết với bà con rất hạn chế. Khó khăn thứ 3 là bà con nông dân chưa hiểu rõ về bảo hiểm Nông nghiệp. Chính về thế, chúng tôi đề nghị: Đề án này thực hiện là hết sức cần thiết để đảm bảo tránh rủi ro cho bà con nông dân, để bà con yên tâm đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, khi thực hiện đối với cộng đồng làng bản miền núi thì Đề án cần có những quy định đặc thù”.

Chính việc thường xuyên phải hứng chịu những rủi ro thiên nhiên khiến nông nghiệp Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho hoạt động bảo hiểm. Bảo hiểm Nông nghiệp là “bà đỡ” giúp người nông dân

Hàng năm cả nước bị thiệt hại từ 13.000- 15.000 tỷ đồng do thiên tai, dịch bệnh trên gia súc, cây trồng gây ra.

đứng vững trước thiên tai, thảm hoạ. Tuy nhiên, để phát triển được loại hình này, các doanh nghiệp bảo hiểm phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Do những nhược điểm của một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, lâu nay đa số nông dân đã quen với tâm lý bao cấp, làm cái gì, sản xuất ra sao, thu hoạch thế nào cho đến cả thiệt hại đều trông chờ vào Nhà nước. Do vậy, việc chuyển tải các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp nói riêng và tài chính ngân hàng nói chung đến bà con là điều không dễ dàng.

Trên thực tế, hai đơn vị là Groupama Việt Nam từng triển khai bảo hiểm đối với vật nuôi ở Tây Nam bộ và Bảo Việt triển khai bảo hiểm một số vật nuôi, cây trồng song đều thất bại. Theo Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2010” sẽ có 4 đơn vị là Bảo Việt, Bảo Minh, Groupama Việt Nam và Công ty Bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp tham gia. Theo ông Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Bảo hiểm ngân hàng Nông nghiệp thì đề án bước đầu tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị triển khai ở một số địa phương. “Chính phủ sẽ có chính sách ban đầu hỗ trợ người nông dân khi tham gia bảo hiểm này. Người nông dân thấy được hưởng lợi, sẽ tích cực tham gia và nâng cao nhận thức về bảo hiểm Nông nghiệp. Nông nghiệp là lĩnh vực có rất nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro thiên tai bất khả kháng. Thuận lợi thứ hai là chúng tôi gắn với hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và được sự hỗ trợ của Ngân hàng Nông nghiệp nên chúng tôi là người có khả năng để chuyển tải sản phẩm này xuống khu vực nông nghiệp, nông thôn”.

Để bảo hiểm Nông nghiệp đi vào cuộc sống và trở thành “bà đỡ” cho nông dân, ngoài chính sách của Nhà nước, sự hỗ trợ của doanh nghiệp, đã đến lúc mỗi người sản xuất cần nhận thức đầu đủ về tầm quan trọng, lợi ích của việc tham gia loại hình bảo hiểm này. Một ví dụ: khi tham gia bảo hiểm Nông nghiệp, sẽ không còn tình trạng người nuôi tôm trắng tay, phá sản do dịch bệnh - thiện tai như đã từng xảy ra ở nhiều nơi thời gian qua./.

Hà Nam - VOVnews

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất