Thứ Tư, 16/10/2024
Xã hội
Thứ Sáu, 9/11/2018 15:4'(GMT+7)

Chữa viêm loét dạ dày

Nguyên nhân và triệu chứng loét dạ dày

Loét dạ dày, còn gọi là viêm loét dạ dày. Loét thường gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là H. pylori, nhưng thuốc chống viêm không steroid, hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều, một số loại thực phẩm và căng thẳng có thể làm nặng thêm loét của bạn.

Loét dạ dày hình thành khi có bất kỳ sự kết hợp nào của axit dạ dày dư thừa, vi khuẩn, thuốc hoặc các "độc tố" khác gây hư tổn và tạo ra các lỗ nhỏ trên niêm mạc, mô lót dạ dày, các bộ phận của ruột non và các cơ quan khác. Các triệu chứng loét không chỉ gây đau đớn mà còn có thể dẫn đến biến chứng, chẳng hạn như nhiễm trùng, gây chán ăn và buồn nôn hoặc nôn liên tục.

Triệu chứng thường gặp bao gồm khó tiêu, đau bụng, nôn, ợ hơi, giảm cân và ợ nóng. Điều trị thường bao gồm thuốc men, một chế độ ăn uống và thay đổi lối sống lành mạnh, chẳng hạn như tránh các loại thực phẩm kích hoạt, tránh uống rượu, không hút thuốc và hạn chế thuốc chống viêm không steroid.

Các dạng viêm loét dạ dày

Loét dạ dày (stomach ulcer, thường được gọi là peptic ulcer - loét dạ dày tá tràng) là những vết loét đau đớn phát triển trong lớp lót của hệ tiêu hóa. Chúng thường hình thành trong dạ dày nhưng đôi khi cũng có thể phát triển ở ruột non (đặc biệt là một phần gọi là tá tràng - duodenum) hoặc thực quản - esophagus.




1 - Loét tá tràng (Duodenal ulcers): tá tràng là phần gần của ruột non dài khoảng 25 cm và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, vì nó giữ mật. Ống dẫn mật và ống tụy đều dẫn vào tá tràng, vì vậy nó có thể bị co lại hoặc giãn ra theo tình trạng sản xuất mật khi cơ quan này phản ứng với những thứ khác xảy ra trong cơ thể.

2 - Loét thực quản (Esophageal ulcers): vết loét phát triển ngay phía trên dạ dày, trong thực quản - ống mang thức ăn từ miệng xuống cơ quan tiêu hóa.

3 - Loét chảy máu (Bleeding ulcers): Những vết loét chưa được chữa trị có thể bắt đầu chảy máu, gây ra các biến chứng khác. Chảy máu do loét dạ dày được coi là nguy hiểm nhất. Chảy máu trong cũng có thể góp phần gây loét khi có một mạch máu bị vỡ trong dạ dày hoặc ruột non của bạn.

4 - Loét dạ dày (Gastric ulcers): Ở một số người bị loét, có sự gia tăng axit của dịch vị dạ dày, làm thay đổi tác động của axit dạ dày lên niêm mạc đường tiêu hóa. Nói chung, gastric ulcer là một tên khác để mô tả các lỗ nhỏ trong niêm mạc dạ dày dẫn đến hình thành loét dạ dày.

Để chẩn đoán loét dạ dày, bác sĩ có thể thực hiện nội soi, cho phép bác sĩ xem lớp màng nhầy bảo vệ bên trong thực quản, dạ dày và ruột non.

Nghiên cứu cho thấy rằng, bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, giảm căng thẳng và kích thích, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch, bạn có thể làm giảm nguy cơ bị loét dạ dày rất nhiều. Trong đó, có một số thực phẩm có thể giảm bớt các triệu chứng loét và đẩy nhanh quá trình chữa lành bệnh, cụ thể là:

Sữa chua: Bạn có thể điều trị loét dạ dày bằng cách ăn sữa chua. Sữa chua có chứa lactobacillus acidophilus, là chế phẩm sinh học, vi khuẩn "thân thiện" giúp duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và có hại như H. pylori trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Chế phẩm sinh học Probiotic có thể ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori và giảm tác dụng phụ kháng sinh có thể xảy ra trong khi điều trị loét. Các loại thực phẩm khác có chứa probiotic bao gồm súp miso và thực phẩm từ đậu nành.

Dầu ô liu: Nấu ăn với dầu ô liu có thể giúp điều trị loét dạ dày. Thêm dầu ô liu có chứa phenol, hợp chất này ở lại trong dạ dày trong một khoảng thời gian dài. Các hợp chất này có thể hoạt động như một tác nhân chống vi khuẩn, và có thể ngăn chặn vi khuẩn H. pylori lan rộng và gây viêm niêm mạc dạ dày, nhưng cần nghiên cứu thêm trước khi xác định các mối quan hệ chính xác giữa dầu ô liu và vi khuẩn H. pylori.

Quả nam việt quất: Một thực phẩm có thể giúp điều trị loét dạ dày là nam việt quất. Quả nam việt quất rất giàu flavonoid, có thể làm giảm sự tăng trưởng của H. pylori, vi khuẩn gây loét và thúc đẩy chữa bệnh. Các loại thực phẩm khác có chứa flavonoid bao gồm cần tây, hành tây, tỏi và trà xanh.

Nước lọc: Bạn có thể điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày. Nước làm giảm triệu chứng loét của bạn bằng cách giữ cho cơ thể bạn đủ nước và tống các tạp chất ra ngoài.

Quả việt quất: Điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách thêm một số quả việt quất tươi trong ăn sáng. Quả việt quất có chứa chất chống oxy hóa, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, giúp cơ thể bạn chống lại virus và các bệnh tật, giảm triệu chứng loét và thúc đẩy chữa bệnh. Những thực phẩm khác giàu chất chống oxy hóa bao gồm anh đào, bí đỏ và ớt chuông.

Hạnh nhân: Điều trị loét dạ dày của bạn bằng cách ăn nhẹ thêm một số ít hạnh nhân. Hạnh nhân rất giàu vitamin B, protein và canxi có thể làm giảm triệu chứng loét và hỗ trợ trong quá trình phục hồi. Các loại thực phẩm khác có chứa vitamin B bao gồm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi, cải xoăn.

Thực phẩm giàu chất xơ: Một chế độ ăn giàu chất xơ trong thực phẩm có thể giúp vết loét dạ dày lành lại. Chất xơ có thể đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và làm giảm nguy cơ phát triển các vết loét trong tương lai. Các loại thực phẩm có chứa một lượng lành mạnh của sợi xơ bao gồm mâm xôi, táo, lê, dâu tây, atisô, đậu Hà Lan, đậu khô nấu chín, củ cải xanh, lúa mạch, lúa mì và gạo nâu.

THANH MAI

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất