Thứ Bảy, 28/9/2024
Sức khỏe
Thứ Năm, 24/3/2011 10:24'(GMT+7)

Chương trình Mục tiêu Quốc gia VSATTP 2006 - 2010: Những kết quả đáng khích lệ

Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP giai đoạn 2006 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 149/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007, với mục tiêu tổng quát là xây dựng và nâng cao năng lực hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo đảm về VSATTP cho phù hợp các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực và thế giới; góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm; đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương trình gồm 6 dự án: Dự án Nâng cao năng lực quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam; Dự án Thông tin giáo dục truyền thông bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Dự án Tăng cường năng lực kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm và phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm; Dự án đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm; Dự án đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ nuôi trồng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn
phát biểu khai mạc Hội nghị

Trong năm năm qua, hiệu quả kinh tế, xã hội mang lại từ Chương trình đã được khẳng định trong thực tế. Chương trình đã phát động, thiết lập và triển khai công tác xã hội hóa về đảm bảo ATTP phù hợp yêu cầu và quy luật chung. Bước đầu hình thành bộ máy nhà nước về ATTP từ trung ương đến địa phương, góp phần kiểm soát VSATTP trong quá trình sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và đảm bảo ATTP trong khách sạn, nhà hàng, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố...

 Phòng chống NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm đã trở thành một trong những nhiệm vụ thiết yếu của các cấp chính quyền và các ban ngành trong cả nước, góp phần đáng kể trong việc giảm tỷ  lệ mắc và chết do ngộ độc thực phẩm, giảm chi phí xã hội đáng kể do NĐTP gây ra.

Chương trình đã góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vai trò của các cấp chính quyền được đề cao và sự phối hợp liên ngành được tăng cường và phát huy hiệu quả.

Kiểm soát tốt VSATTP đã góp phần làm tăng xuất khẩu thực phẩm. Thực tế những năm qua, xuất khẩu nông sản tăng mạnh, thu về hàng chục tỷ USD hàng  năm, trong đó có nguyên nhân quan trọng chính là do chú trọng tới công tác ATVSTP. ..

Luật an toàn thực phẩm đã được Quốc hội khóa XII thông qua vào ngày 17/6/2010 tại kỳ họp thứ bảy, có hiệu lực vào ngày 1/7/2011; 63/63 tỉnh thành phố đã thành lập Chi cục ATVSTP thuộc Sở Y tế và 46 tỉnh thành lập Chi cục QLCL Nông lâm thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo Nghị định 79/2008/NĐ-CP. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm bước đầu đã được nâng cao về mặt năng lực; Thành lập Viện Kiểm nghiệm ATTP quốc gia (2009) và 3 Trung tâm Kiểm nghiệm ATTP khu vực, bước đầu đáp ứng yêu cầu chuyên môn kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước; Bộ Y tế ban hành 41 Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia, 10 Quy chuẩn kỹ thuật liên quan đã được Bộ NN PTNT ban hành; Lần đầu tiên đã tổ chức hoạt động thanh tra, hậu kiểm trên phạm vi toàn quốc từ năm 2009. Năm 2010, số lượt thanh tra, hậu kiểm đã tăng gấp 1,5 – 2 lần so với các năm trước và số vụ xử lý năm sau tăng hơn năm trước từ 10 – 20%. Thanh tra chuyên ngành VSATTP hiện đã đi vào chiều sâu, đã góp phần giải quyết nhanh chóng nhiều vấn đề nổi cộm về ATVSTP…; Chương trình đã góp phần nâng cao nhận thức, thực hành đáng kể của cán bộ lãnh đạo các cấp, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; Công tác phối hợp liên ngành có hiệu quả hơn ở các cấp. Ban Chỉ đạo liên ngành được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương; Giảm rõ rệt tình hình ngộ độc thực phẩm về tỷ lệ mắc và chết do ngộ độc thực phẩm


MH

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất