Thứ Sáu, 27/9/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Năm, 20/9/2012 15:57'(GMT+7)

Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên kiểm điểm, tự phê bình

 

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban dân vận Trung ương; đại biểu các ban Đảng đến dự và theo dõi Hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Trần Đại Quang nêu rõ mục đích, yêu cầu, phương châm, phương pháp, nội dung kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của đợt sinh hoạt chính trị này. Đồng chí Trần Đại Quang nhấn mạnh, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể, cá nhân Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phải đạt được mục đích thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo với trọng tâm là bám sát những vấn đề cấp bách đã nêu trong Nghị quyết Trung ương, Chỉ thị và Kế hoạch của Bộ Chính trị.

Đồng chí Trần Đại Quang đề nghị, Báo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 phải bám sát 3 vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết, phân tích làm rõ những ưu điểm đã đạt được, chỉ rõ những khuyết điểm, hạn chế và biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

Dự thảo Báo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên nêu rõ, những năm qua, Ban Chỉ đạo đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ Đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các tỉnh Tây Nguyên; triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, đề án của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên; tiếp tục ban hành những chủ trương, giải pháp tổng thể nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh trong toàn vùng.

Ban Chỉ đạo chủ động phối hợp với Bộ Công an tổ chức tốt công tác nắm tình hình, phân tích và dự báo đúng hình hình, đặc biệt là nắm tình hình từ xa và tại cơ sở để kịp thời đề xuất các chủ trương, giải pháp, đối sách chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Ban Chỉ đạo thực hiện tốt chính sách tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, ổn định chính trị, xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ rõ những khuyết điểm, hạn chế, đó là: công tác nắm tình hình tư tưởng chính trị, tâm tư của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào và cán bộ các dân tộc chưa kịp thời, thiếu sâu sát, còn bị động, lúng túng trước vụ việc xảy ra liên quan đến sự ổn định và phát triển bền vững của Tây Nguyên. Việc thực hiện các chương trình, nội dung công tác của Ban Chỉ đạo còn hạn chế, nhất là sự phối hợp với các bộ, ban ngành Trung ương, cấp ủy, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên chưa chặt chẽ...

10 giải pháp khắc phục khuyết điểm, hạn chế

Báo cáo cũng nêu 10 giải pháp khắc phục khuyết điểm, hạn chế. Thứ nhất là tiếp tục bám sát và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là các vấn đề có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.

Thứ hai, tiếp tục xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

Thứ ba, xây dựng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên mạnh về chính trị, tư tưởng, quan tâm giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có lập trường vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Thứ tư, tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo.

Thứ năm, tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiên quyết xử lý những vi phạm quy trình, quy chế công tác và biểu hiện trì trệ, tiêu cực của cán bộ, đảng viên.

Thứ sáu, phối hợp chặt chẽ với bộ, ban, ngành trung ương, cấp ủy, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên trong việc tham mưu với Đảng, Nhà nước về các chủ trương, chính sách phát triển Tây Nguyên.

Thứ bảy, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu, lãnh đạo của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.

Thứ tám, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ chín, nâng cao chất lượng và chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ làm công tác Đảng, chính trị.

Mười là tổ chức thực hiện thường xuyên, nghiêm túc việc kiểm điểm phê bình, tự phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 đối với tập thể và cá nhân cán bộ, công chức Cơ quan.

Hội nghị kiểm điểm phê bình, tự phê bình của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên sẽ kết thúc vào ngày 21/9.

(Chinhphu.vn)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất