Thứ Sáu, 27/9/2024
Pháp luật
Thứ Ba, 21/4/2009 21:29'(GMT+7)

Còn 41 văn bản pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn.

Theo Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm: Trong 5 năm qua (từ năm 2004 – 2008) công tác quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số lĩnh vực đã đạt được những kết quả đáng kể. Công tác quản lý và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có những tiến bộ. Điều kiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm đã được cải thiện nhiều. Tỷ lệ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể, cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố có tiến bộ, tăng dần theo từng năm.

Tuy nhiên, việc quản lý, kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn đang tồn tại những điểm yếu như: việc ban hành quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật với hiệu lực pháp lý khác nhau, chồng chéo hoặc bỏ sót một số lĩnh vực gây khó khăn cho quá trình áp dụng luật. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm căn cứ để kiểm tra, xử lý vi phạm còn thiếu và lạc hậu. Tồn dư hóa chất, ô nhiễm hóa chất bảo quản trong một số thực phẩm chưa được cải thiện. Tỷ lệ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được kiểm soát còn ở mức rất thấp.

Tình hình chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được kiểm soát tốt. Thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều loại hàng hóa, sản phẩm không bảo đảm chất lượng nhưng vẫn được đưa ra thị trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nhân dân. 

Liên quan đến vấn đề ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đa số các Đại biểu cho rằng, các văn bản hiện nay là tương đối nhiều, hiệu quả pháp lý khác nhau nên dẫn đến việc chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn cho việc thực hiện. Bên cạnh đó, chế tài xử lý vi phạm vệ sinh an toàn còn nhẹ, chỉ mang tính răn đe, chưa đưa ra được biện pháp xử lý đủ mạnh.

Qua báo cáo cho thấy, từ khâu sản xuất đến khâu chế biến, tiêu thụ chỉ nói lên được một vấn đề, tình trạng sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ manh mún, chủ yếu trong lĩnh vực thực phẩm, rồi đến việc tiêu thụ, chế biến còn thủ công chưa bảo đảm được vệ sinh an toàn thực phẩm. Ý thức về việc tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Không phải người dân không nhận thức được sự nguy hại của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cộng đồng, mà chính những người dân đã vì những lợi ích của mình mà bất chấp đời sống của người khác, Trưởng ban Dân nguyện, nhấn mạnh. Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, báo cáo giám sát chưa tìm ra được khâu đột phá để giải quyết vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó cần đưa phải đưa ra được một lộ trình mang tính chất chiến lược lâu dài để bảo đảm sức khỏe của người dân...

Nhằm tháo gỡ những băn khoăn trên, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị cần làm rõ, hiện có 41 văn bản quy phạm pháp luật đang có quy định chồng chéo, mâu thuẫn, cần phải chỉ rõ mâu thuẫn chồng chéo là ở chỗ nào, là trách nhiệm của Trung ương hay của địa phương.

(Theo VnMedia)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất