Trên thực tế, phát triển đất nước không thể chỉ trông vào lao động giá rẻ, mà còn có nhiều yếu tố khác là vốn, công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, công nhân lao động kỹ thuật bậc cao sẽ quyết định năng suất lao động.
Công nhân bậc cao là động lực để phát triển đất nước là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi gặp gỡ công nhân lao động kỹ thuật bậc cao năm 2019 tại TP. Hồ Chí Minh, sáng 5/5.
Những năm qua, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần tiếp xúc với công nhân, người lao động cả nước để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và giải đáp những thắc mắc của anh, chị em về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công nhân. Điều này đã thể hiện sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước ta trong việc xây dựng đội ngũ công nhân cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Trên thực tế, Đảng, Nhà nước đã và đang nỗ lực cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Sự chăm lo, cải thiện đó được thể hiện bằng việc Chính phủ thực hiện điều chỉnh lương, để đến năm 2020, mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình.
Không những vậy, Chính phủ cũng phê duyệt kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhằm triển khai biện pháp cải thiện, nâng cao năng suất lao động tại doanh nghiệp và các ngành sản xuất; chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng và ban hành đồng bộ các chính sách xã hội, bao gồm chính sách hỗ trợ về tài chính, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp; cung cấp các dịch vụ tư vấn việc làm... giúp người lao động bị mất việc làm do các doanh nghiệp không đứng vững được trong quá trình cạnh tranh.
Rõ ràng, đánh giá cao vai trò của công nhân lao động kỹ thuật bậc cao,
càng khẳng định Chính phủ ta là "Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành
động, phục vụ người dân và doanh nghiệp". Trong đó, quan tâm chăm lo,
phát triển nguồn nhân lực lao động kỹ thuật bậc cao để xây dựng và phát
triển đất nước, là một nhiệm vụ hết sức quan trọng hiện nay.
Trên thực tế, phát triển đất nước không thể chỉ trông vào lao động giá
rẻ, mà còn có nhiều yếu tố khác là vốn, công nghệ và chất lượng nguồn
nhân lực. Trong đó, công nhân lao động kỹ thuật bậc cao sẽ quyết định
năng suất lao động.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực lao động kỹ thuật bậc cao
không tự nhiên mà có, mà phải qua quá trình tuyển lựa, đào tạo rất kỹ
càng ở các cấp độ. Vì vậy, đào tạo có vai trò quyết định để xây dựng lực
lượng lao động trình độ cao. Điều quan trọng là việc đào tạo phải gắn
với nhu cầu thực tiễn, ngành nghề đào tạo phải phù hợp với nhu cầu xã
hội và sự phát triển của khoa học công nghệ.
Để có nguồn nhân lực lao động chất lượng cao, rất mong Chính phủ tiếp
tục chỉ đạo và khuyến khích các trường đào tạo lao động ngay từ khi sinh
viên còn ngồi trên ghế nhà trường.
Mặt khác, mong Chính phủ, các doanh
nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề khuyến khích và hỗ trợ
kinh phí cho người lao động đang làm việc được đi học; có nhiều chương
trình đào tạo như đào tạo từ xa, đào tạo theo tín chỉ… để người lao động
lựa chọn.
Có nguồn lao động chất lượng cao, nhưng cũng cần có các chế
độ, chính sách để giữ chân và phát triển họ. Đó là chế độ tiền lương
phải tương xứng; bảo đảm tốt điều kiện làm việc, ăn ở, sinh hoạt cũng
như chăm sóc sức khỏe.
Công nhân, người lao động bậc cao là tài sản quý giá của quốc gia, là
động lực để phát triển đất nước. Buổi gặp gỡ với công nhân lao động kỹ
thuật bậc cao của lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo một số bộ, ban, ngành
Trung ương, địa phương ngày 5/5/2019 là sự quan tâm sâu sắc, lòng quý trọng
của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân trong việc giữ gìn, phát triển
nguồn lao động chất lượng cao.
Đó là nguồn cổ vũ to lớn đối với người
lao động, giúp họ cống hiến nhiều hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng, phát
triển và hội nhập của đất nước./.
Lê Phi Hùng (qdnd.vn)