Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận thêm 19 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận lần này thuộc các loại
hình: Tiếng nói-chữ viết, Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tập quán xã
hội và tín ngưỡng, Nghề thủ công truyền thống, Lễ hội truyền thống, Tri
thức dân gian.
Thông tin trên được đề cập tới tại Quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL.
Cụ thể, các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được công nhận lần này bao gồm:
1. Chữ Nôm của người Tày (Bắc Kạn)
2. Lượn Slương của người Tày (Bắc Kạn)
3. Hát Bội Bình Định (Bình Định)
4. Nghệ thuật Bài Chòi (Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam)
5. Nghi lễ Then của người Tày (Cao Bằng)
6. Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước – Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)
7. Lễ hội năm mới của người Giáy (Hà Giang)
8. Tri thức canh tác hốc đá của cư dân cao nguyên đá Hà Giang (Hà Giang)
9. Tết Khu Cù Tê của người La Chí (Hà Giang)
10. Kéo co của người Tày, người Giáy (Lào Cai)
11. Lễ hội rước cộ Bà Chợ Được (Quảng Nam)
13. Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu (Quảng Nam)
14. Múa Tân “tung Da” dá của người Cơ Tu (Quảng Nam)
15. Nghi lễ dựng Cây Nêu và bộ Gu của người Co (Quảng Nam)
16. Nghệ thuật sân khấu Dù Kê của người Khơme (Sóc Trăng)
17. Nghi lễ cấp sắc của người Dao (Thái Nguyên)
18. Múa Tắc Xình của người Sán Chay (Thái Nguyên)
19. Lễ hội Ok Om Bok của người Khơme (Trà Vinh)
Theo quy định tại Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL, các di sản văn hóa phi
vật thể được lập hồ sơ khoa học để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi
vật thể cấp quốc gia phải có đủ các tiêu chí: có tính đại diện, thể hiện
bản sắc của cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự
sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục
hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và
cam kết bảo vệ./.
Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể trong diện kiểm kê để lập hồ sơ
khoa học, đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia bao gồm:
1/ Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam.
2/ Ngữ văn dân gian (bao gồm: Sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè,
câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát
ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng
chữ viết).
3/ Nghệ thuật trình diễn dân gian (bao gồm: âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác).
4/ Tập quán xã hội (bao gồm: luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác).
5/ Lễ hội truyền thống.
6/ Nghề thủ công truyền thống.
7/ Tri thức dân gian, bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con
người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và
các tri thức dân gian khác.
|
(Vietnam+)