Thứ Sáu, 11/10/2024
Tuyên giáo các cấp
Thứ Tư, 9/7/2008 14:39'(GMT+7)

Công tác tư tưởng gắn liền với phát triển văn hoá ở Yên Bái

Ý thức sâu sắc vấn đề đó, ngành Văn hoá-Thông tin luôn tích cực tham mưu với tỉnh và bộ nhiều giải pháp trong công tác quản lý Nhà nước cũng như phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin cơ sở. Với phương châm công tác tư tưởng gắn với phát triển văn hoá và bằng các hoạt động văn hoá để chuyển tải các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, đông thời tích cực, chủ động trong tổ chức hoạt động cũng như phối hợp tổ chức các hoạt động văn hoá nhằm làm sao tạo ra nhiều sản phẩm văn hoá và đưa nhanh các sản phẩm văn hoá đó tới đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Có thể nói, trong những năm qua, công tác tư tưởng luôn được quán triệt sâu rộng tới mọi cán bộ, Đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thấm thuần quan điểm Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) và kết luận Hội nghị TW 10 (khoá IX) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm bản săc dân tộc. Đồng thời đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thông qua hàng loạt các chương trình hưởng ứng mà ngành đã tổ chức từ tỉnh đến cơ sở. Nhờ đó, công tác tuyên truyền, công tác tư tưởng đã tới sâu rộng trong nhân dân các dân tộc từ vùng núi cao nơi cư trú của các tộc người Hmông như Trạm Tấu, Mù Cang Chải cho tới các huyện thị vùng thấp với các dân tộc khác như: Tày, Thái, Dao, Cao Lan, Xá phó, Khơ Mú… Tuy là một tỉnh nghèo, tốc độ tăng trưởng kinh tế ít khi đạt hai con số nhưng Yên Bái luôn là tỉnh đi đầu trong nhiều phong trào vận động lớn như: Phong trào bỏ trồng cây thuốc phiện ở vùng đồng bào Mông với hàng trăm ha được nhân dân tự nguyện phá bỏ. Phong trào không nuôi gia súc dưới gầm sàn ở vùng đồng bào Tày, Thái trong cuộc vận động chống truyền đạo trái phép… được nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện. Đặc biệt, tại Yên Bái, có huyện vùng cao Mù Cang Chải có tới trên 90% đồng bào dân tộc Mông nhưng đến nay không có một đạo giáo lạ nào xâm nhập vào được. Bên cạnh việc làm tốt công tác tuyên truyền, trong những năm qua, ngành Văn hoá-Thông tin Yên Bái luôn chú trọng công tác sưu tầm, bảo tồn, và phát huy các giá trị di sản văn hoá đã đạt được kết quả đáng khích lệ, nhiều lễ hội đặc sắc truyền thống các dân tộc được quay phim bảo tồn, được phục dựng trước nguy cơ tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường làm mai một biến mất bản sắc văn hoá đó như các lễ hội: Xên bản xên mường, Lễ cưới truyền thống của người Thá den, người Dao Quần Trắng, Người mông Suối Giàng, Lễ hội Gần Tào, Roăng mạl Hợo Pưn, Tết Síp Xí… việc phục dựng bảo tồn các lễ hội truyền trống đó đã tạo ra không khí vui tươi phấn khởi cho đồng bào các dân tộc, tăng cường tinh thần đoàn kết và có tính cấu kết cộng đồng trong nhân dân.

Đẩy mạnh lồng ghép công tác tư tưởng gắn với tổ chức các hoạt động như hội thi, hội diễn về văn hoá dân gian dân tộc, thi trình diễn trang phụ dân tộc và nghệ thuật dân gian truyền thống, các hội thi thông tin lưu động tạo ra các “sân chơi” cho đồng bào các dân tộc mình và tạo điều kiện giao lưu với các dân tộc khác. Đặc biệt trong tháng 10-2007, ngành Văn hoá - Thông tin đã làm tốt công tác tham mưu cho tỉnh và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức thành công Ngày hội Văn hoá-Thể thao các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ X hội tụ trên 500 diễn viên là các nghệ nhân dân gian các tộc người thiểu số đến từ 6 tỉnh Tây Bắc giao lưu và giới thiệu những tinh hoa văn hoá của các dân tộc ở mỗi địa phương. Tạo ra khí thế sôi động bừng sáng khắp vùng Tây Bắc và giới thiệu ra khắp cả nước và quốc tế qua chương trình truyền hình và phát thanh trực tiếp. Cùng với sự thành công của Lễ phát động Chương trình Du lịch về cội nguồn năm 2005 do sự liên kết ba tỉnh Yên Bái – Phú Thọ – Lào Cai, hiện tại Yên Bái đang tích cực chuẩn bị lễ khai mạc Chương trình du lịch về cội nguồn năm 2008 tại thành phố Yên Bái. Đây là những cơ hội tốt cho việc giới thiệu và quảng bá hình ảnh về một vùng đất tươi đẹp, giàu truyền thống văn hoá, nơi hội tụ nhiều văn hoá, nơi hội tụ nhiều di sản đặc sắc của quốc gia hứa hẹn sẽ giới thiệu cho du khách bốn phương những “đặc sản” văn hoá độc đáo nhất từ trước tới nay tại khu vực Tây Bắc. Đến với Yên Bái, ngoài việc thưởng ngoạn các giá trị văn hoá tộc người, chúng ta còn được thăm quan nhiều khu danh thắng khác như: Hồ Thác Bà, Khu sinh cảnh quốc gia Na Hẩu, vùng chè Tuyết Suối Giàng, đặc biệt mới đây nhất là Di sản ruộng bậc thang Mù Cang Chải vừa được công nhận là di sản cấp quốc gia đã tạo sự phấn khởi và vui mừng trong đồng bào dân tộc Hmông Mù Cang Chải nói riêng và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói chung. Đây là một sự khẳng định về những giá trị văn hoá đặc sắc của Yên Bái , những tiềm năng này đang từng bước được khai thác và phát huy trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, qua đó góp phần làm cho chính trị được ổn định, an ninh được giữ vững, đời sống kinh tế xã hội ngày càng được đảm bảo, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào lãnh đạo của Đảng, đời sống văn hoá tinh thần nhân dân các dân tộc trong tỉnh Yên Bái luôn được nâng cao./.

Tạ Xuân Hiếu

Tỉnh uỷ viên, Giám đốc sở VHTT Yên Bái

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất