Thứ Sáu, 25/10/2024
Tuyên truyền
Thứ Ba, 29/11/2016 16:9'(GMT+7)

Đã có gần 700 báo cáo khoa học gửi tham dự Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 5



Hội thảo nhằm tạo ra diễn đàn học thuật, thảo luận và đề xuất các giải pháp góp phần giải quyết các vấn đề đương đại của Việt Nam. Đồng thời, đẩy mạnh sự phát triển mạng lưới Việt Nam học toàn cầu, quy tụ đội ngũ chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tiến tới hình thành một tổ chức quốc tế về Việt Nam học.

Đại học Quốc gia Hà Nội được giao làm đơn vị đầu mối tổ chức hội thảo Việt Nam học lần thứ 5 , trên cơ sở phối hợp với các bộ, ngành và trung tâm nghiên cứu lớn như: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Đại học Quốc gia T hành phố Hồ Chí Minh; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Khoa học và Công nghệ ; Bộ Ngoại giao; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Công thương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Khác với những lần tổ chức trước, thay vì chia thành nhiều tiểu ban nội dung, Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ 5 bố trí 6 tiểu ban nội dung, tập trung vào các nhóm lĩnh vực : Tiểu ban 1 - Ngoại giao, hợp tác và hội nhập quốc tế; Tiểu ban 2 - Nguồn lực văn hóa; Tiểu ban 3 - Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; Tiểu ban 4 - Chuyển giao tri thức và công nghệ; Tiểu ban 5 - Kinh tế và sinh kế; Tiểu ban 6 - Biến đổi khí hậu. Hiện tại, Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được gần 700 bài báo của các nhà khoa học khắp năm châu gửi tham dự.

GS.TSKH Vũ Minh Giang , Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo , Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Nếu các hội thảo trước đây chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn thì h ội thảo lần này sẽ đề cập đến chuyển giao tri thức, công nghệ và biến đổi khí hậu. Đây là những vấn đề nóng đang đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam và mang tầm quốc tế. Bên cạnh đó, Hội thảo lần này sẽ đề cập đến hàng loạt vấn đề thời sự của đất nước. Đó là việc nhận diện Việt Nam trong quá trình hội nhập như thế nào và bước đường mà Việt Nam sẽ đi tiếp; những vấn đề đặt ra khi văn hóa không chỉ là lĩnh vực của đời sống tinh thần mà văn hóa trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững; những nội dung nghiên cứu về quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam .../.

Việt Hà/TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất