(TCTG)- “Cuộc khủng hoảng chính xác nằm ở chỗ cái cũ chết đi trong khi cái mới vẫn chưa ra đời; trong khoảng thời gian này xuất hiện một số triệu chứng lây bệnh”. “Thay máu”, “Đổi mới trên quy mô lớn”, “Những nhà lãnh đạo kỳ cựu bị loại bỏ”, “Ban lãnh đạo mãn nhiệm bị đánh bại”, “Chiến thắng của thế hệ trẻ”… Báo chí dường như đồng thuận khi bình luận kết quả cuộc bầu cử nội bộ của Fatah tại kỳ Đại hội lần thứ 6, trong đó nhấn mạnh một sự chia rẽ “lực lượng trẻ/lực lượng kỳ cựu” được rất nhiều nhà bình luận, trong đó đứng đầu là tác giả Khalil Shikaki nhắc đến từ nhiều năm qua. Sự hăng say bình luận của các phương tiện thông tin đại chúng về cuộc đối đầu trên là điều đơn giản song cũng rất sai lầm, dẫn đến một số suy nghĩ sau: đó là điều mà tôi muốn thực hiện tại đây, ngay cả khi tôi không thể đưa ra một bài phân tích thực tế trên tất cả các khía cạnh của Đại hội lần thứ 6 của Fatah.
Một “sự trẻ hóa” rất tương đối
Điều ghi nhận đầu tiên: nói về sự trẻ hóa của ban lãnh đạo một tổ chức, đã không đạt được thỏa ước từ 20 năm nay, ở mức tốt nhất là sự rời rạc và xấu nhất là sự tầm thường. Liệu có cần phải nhắc lại rằng các thành viên mãn nhiệm của Ủy ban Trung ương có độ tuổi trung bình là 69? Liệu cũng có cần phải nhắc lại rằng trong những năm vừa qua đã ghi nhận cái chết của hai trong số các thành viên lỗi lạc nhất của Ủy ban Trung ương là Yasser Arafat và Fayçal al-Husseini?
Sự trẻ hóa là rất tương đối: việc đánh giá quá cao sự tham gia của Marwan Barghouthi (50 tuổi) hay của Mohammad Dahlan (48 tuổi) chỉ là một lăng trụ biến dạng. Độ tuổi trung bình của Ủy ban Trung ương mới, mà người ta thấy Mohammad Ghneim (72 tuổi), Salim Za’noun (76 tuổi) hay Nabil Shaath (71 tuổi), dao động trong khoảng từ 61-62 tuổi, tức hơn độ tuổi trung bình của Ủy ban Trung ương mãn nhiệm được bầu năm 1989 từ 12-13 năm. Về số học, chúng ta thấy sự trẻ hóa đội ngũ này rất tương đối. Ở đây, chúng ta chưa đề cập đến việc nữ hóa ban lãnh đạo, luôn là yếu tố chứng tỏ quá trình đổi mới: không có một phụ nữ nào trong Ủy ban Trung ương.
Trong biểu đồ tổ chức của Fatah, nếu Ủy ban Trung ương là cơ quan hành pháp, nơi đưa ra các quyết định quan trọng thì cũng tồn tại một cơ quan có quyền đưa ra các quyết định nữa là Hội đồng Cách mạng, cũng được bầu lại tại Đại hội 6 này. Vào thời điểm bài báo này được viết, các kết quả được công bố còn chưa đầy đủ. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng trên 19 người được bầu vào Ủy ban Trung ương thì có 15 người là thành viên của Hội đồng Cách mạng mãn nhiệm và vì vậy họ không thể là những người tập việc trong các cơ quan của Fatah, cũng tương đối yếu như các cơ quan của Hội đồng Cách mạng.
Luận đề về “các chiến binh trẻ tuổi”
Vần đề thứ hai nhanh chóng nổi lên là: liệu có tồn tại một sự đồng nhất chính trị nào đó trong nhóm “các chiến binh trẻ tuổi”? Có tồn tại một nhóm không?
Trong những năm 2000, nhiều nhà phân tích, trong đó có Khalil Shikaki đã bảo vệ giả thiết mà theo đó có hai nhóm xung đột nhau cùng tồn tại trong Fatah: một là nhóm “các chiến binh trẻ tuổi” gồm khoảng 40 người, sinh ra tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, là những cán bộ xuất thân từ cuộc chiến tranh ném đá Intifada đầu tiên, chiến đấu chống lại “các chiến binh cao tuổi” tham nhũng và chuyên chế, gồm những người có độ tuổi từ 50-60, đến từ Gaza và Cisjordanie sau các Hiệp định Oslo độc chiếm quyền lực và các nguồn tài chính.
Cuộc nổi dậy tháng 9/2000 đã làm rõ giả thiết này: ‘‘Sự thật là cuộc chiến Intifada đã bắt đầu từ tháng 9/2000 là câu trả lời của “các chiến binh trẻ tuổi” trong phong trào dân tộc Palextin không chỉ cho chuyến thăm của ông Sharon [tới các thánh đường] và cho sự bế tắc trong tiến trình hòa bình mà còn cho sự thất bại của “các chiến binh cao tuổi” của Tổ chức giải phóng Palextin (PLO). “Các chiến binh trẻ tuổi” đã cần tới bạo lực để buộc Ixraen đơn phương rút khỏi Cisjordanie và Gaza, trong cùng thời điểm đã làm suy yếu lực lượng cao tuổi nhằm thay thể họ.
Bài viết này không nhằm phân tích cuộc nổi dậy tháng 9/2000. Điều quan trọng là phân tích ý tưởng mà theo đó tồn tại một nhóm tương đối đồng nhất, “các chiến binh trẻ tuổi” của Fatah với các mục tiêu và chiến lược chung.
Dahlan, Rajoub, Barghouti: 3 người một nhóm?
Ba cái tên được nhắc đến đều đặn khi cái tên “các chiến binh trẻ tuổi” được nhắc đến: Jibril Rajoub, Mohammad Dahlan và Marwan Barghouti.
a, Rajoub và Dahlan là những chiến binh trẻ của Fatah tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng trong những năm 70 (Rajoub) và 80 (Dahlan). Họ nhanh chóng tham gia bộ máy PLO tại Tunis sau khi bị đẩy đuổi năm 1988. Hai người đã nhanh chóng tham gia vào ban lãnh đạo các lực lượng an ninh PLO. Họ đã quay trở về vào năm 1994, dịp thành lập Chính quyền Palextin và được chỉ định giữ các chức vụ lãnh đạo các cơ quan an ninh của Chính quyền Palextin: Cơ quan An ninh Phòng ngừa. Dahlan lãnh đạo cơ quan ở Gaza , Rajoub tại Cisjordanie. Khi người ta biết đến vai trò quan trọng của các cơ quan an ninh trong bộ máy Chính quyền Palextin thì việc loại bỏ Dahlan và Rajoub chỉ là tương đối.
Nếu việc Rajoub trở thành cố vấn an ninh của Yasser Arafat năm 2003 lại không phải là một người thân cận của Mamoud Abbas (người đã đề nghị bổ nhiệm Rajoub vào chức vị Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Palextin!), chúng ta có thể nói ít nhất là ông ta không bao giờ xa rời các cơ quan quyền lực. Về phần Dahlan, nếu ông không còn giữ chức vụ trong cơ cấu quyền lực của Chính quyền Palextin từ khi ông thực hiện cuộc đảo chính chống Hamas tháng 6/2007, rõ ràng mọi người đều biết rằng trong lãnh thổ Palextin và trong phong trào Fatah ông là một trong số những cố vấn thân cận nhất của Tổng thống Chính quyền Palextin Mahmoud Abbas (tức Abu Mazen).
b) Người ta cũng tự hỏi về khả năng giả định chống tham nhũng và xu hướng ủng hộ dân chủ hoá của Dahlan và Rajoub. Phần lớn các công việc của các Cơ quan an ninh Palextin cho thấy còn lâu mới chấm dứt được nạn tham nhũng, các cơ quan trên còn làm cho tệ nạn này thêm phổ biến: “là Đối tác ưu tiên của các cơ quan an ninh Ixraen, Cơ quan An ninh Phòng ngừa đóng vai trò trung tâm trong việc hình thành một nguồn lợi thương mại cho phép tài trợ cho các cơ quan của chính quyền Yasser Arafat”. Khả năng thương lượng với Ixraen các quyết định cho phép lưu thông hàng hoá trong lãnh thổ Palextin giữa các khu vực tự trị đã nhanh chóng trở thành lĩnh vực của riêng lực lượng an ninh Palextin, điều này đã tạo ra một hệ thống tham nhũng lớn và mang tính hành dân, trong đó Dahlan và Rajoub có liên quan.
Ví dụ chính Cơ quan An ninh Phòng ngừa của Rajoub dưới sự lãnh đạo của Chính quyền Palextin đã nắm độc quyền việc phân phối xăng (nguồn thu nhập đáng kể phục vụ cho việc duy trì các mạng lưới khách hàng), bởi vì một số trạm xăng Palextin tiếp tục nhập xăng thông qua các cơ quan an ninh trên. Các nhân viên của Rajoub cũng đã phong toả các xe chở xăng được coi là bất hợp pháp và cảnh báo tất cả các chủ trạm xăng rằng họ sẽ không có một giọt xăng nào nếu không tuân thủ những quy tắc mới. Nhưng hơn thế nữa, “sau khi Chính quyền Palextin củng cố quyền lực trong vùng lãnh thổ, Rajoub đã làm chủ tình hình và thông báo rằng từ nay các chủ trạm xăng phải trả một khoản thuế phụ bên cạnh mức thuế áp dụng đối với việc bán xăng hàng ngày”. Theo cách này, Rajoub đã tạo được một nguồn lợi nhuận độc lập cho các cơ quan an ninh của mình và một mạng lưới khách hàng riêng của mình.
Mohammad Dahlan cũng đã áp dụng một hệ thống chính sách mang tính hành dân rộng lớn tại Dải Gaza. Ông cũng đã xây dựng được một vùng bầu cử độc chiếm thực sự tại khu vực Khan Younes (ông đã tái cử năm 2006). Sau khi nhanh chóng rời khỏi Gaza năm 1997, ông đã thành công trong việc mở rộng mạng lưới cai trị ra nhiều thành phố ở Cisjordanie. Ví dụ trong một cuộc nói chuyện, một quan chức của Lực lượng An ninh Phòng ngừa tại Jénine đã tiết lộ là: “ngay cả khi Dahlan không còn lãnh đạo Lực lượng An ninh Phòng ngừa, nếu ông ta yêu cầu tôi làm điều gì đó, tôi sẽ làm”.
Những mối lo lắng về dân chủ đối với Rajoub và Dahlan là rất tương đối. Trong cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức để phục vụ cho cuộc bẩu cử lập pháp của Fatah vào tháng 2/2006, những binh lính vũ trang thân Rajoub (ứng cử viên cho cuộc bầu cử) đã “bảo vệ” một số điểm bầu cử ở quận Hébron, nhằm răn đe rất nhiều thành viên của Fatah “có ý định bầu khác”. Việc Mohammad Dahlan có liên quan lớn trong âm mưu lật đổ nhóm vũ trang Hamas, được bầu một cách dân chủ, cho thấy giống như Rajoub (và một số quan chức Fatah), Dahlan ít có quan niệm về dân chủ.
c, Điểm nghi ngờ cuối cùng là sự đồng nhất chính trị giả định của “những chiến binh trẻ tuổi”. Điều duy nhất mà chúng tôi có thể nói là giả thiết không đi ngược lại với phân tích mà người ta nói tới mối quan hệ giữa ba người hay quan điểm chính trị của họ.
Sự cạnh tranh, thậm chí là lòng căm thù giữa Dahlan và Rajoub luôn là điển hình trong lãnh thổ Palextin. Điều này càng được duy trì trong những năm đầu tiên của chính quyền tự trị được lãnh đạo bởi Yasser Arafat, người thầy của nghệ thuật phân chia quyền lực và nghiêm khắc: “Yasser Arafat bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo cho những người trung thành với ông và bảo đảm sự trung thành của họ. Bằng cách phân chia các chức vụ nắm giữ lực lượng vũ trang cho rất nhiều người, ông đã tránh tập trung mọi quyền lực vào tay một người”. Về phần mình, Dahlan và Rajoub từ lâu đã hy vọng được kế thừa Arafat, người không có nghi ngờ về vấn đề này.
Sự cạnh tranh này đã dẫn đến một bước mới vào năm 2003 khi Mohammad Dahlan, bị thất sủng sau khi có những tuyên bố mang tính chỉ trích đối với nhà lãnh đạo kỳ cựu Arafat, được Thủ tướng Abbas bổ nhiệm làm Bộ trưởng An ninh Nội địa và ông đã có mâu thuẫn với Tổng thống Arafat. Vì vậy, Arafat đã chỉ định Rajoud làm “Cố vấn An ninh Quốc gia” nhằm kìm hãm tầm ảnh hưởng, thậm chí là cô lập Dahlan.
Nếu chúng ta phân tích các mâu thuẫn cá nhân, chúng ta sẽ thấy rằng các quan điểm chính trị của Rajoub và Dahlan là tương đối gần nhau: cùng tham gia vào quá trình đàm phán các Hiệp định Oslo, thiện chí hợp tác với người Ixraen, đặc biệt trong các lĩnh vực an ninh và kinh tế, từ bỏ cuộc chiến vũ trang… Tuy nhiên, quan điểm của họ khác xa với “người thứ ba” Marwan Barghouti: nếu Barghouti ca tụng đàm phán với Ixraen thì ông cũng là một người tham gia thương lượng với điều kiện kháng chiến, trong đó có cả biện pháp vũ trang. Ông cũng chỉ trích Hiệp định Oslo và quan điểm xây dựng của Chính quyền Palextin.
Một vấn đề khác là các bản báo cáo của Hamas một lần nữa cho thấy khó có sự đồng quan điểm giữa ba nhân vật trên. Dahlan có thái độ thù nghịch với tổ chức Hồi giáo Hamas; Rajoub (trong đó một người em của ông là thành viên của Hamas tại quận Hébron) cũng chứng minh thái độ trên; về phần Barghouti, người cùng tham gia ký bức thư của tù nhân giữa tháng 5/2006 kêu gọi hoà giải dân tộc, là người tham gia đối thoại với phòng trào của Ismaïl Hanyhah, thậm chí ông cũng đã có quan điểm chỉ trích các sự kiện diễn ra tháng 6/2007.
Về lĩnh vực chính trị, lực lượng “các chiến binh trẻ tuổi” tự xưng đưa ra những định hướng không thật, còn lâu mới tạo thành một cương lĩnh chung và tỏ ra mâu thuẫn. Sự xích lại gần nhau trong một thoả thuận chính trị tầm thường nhưng là một trong những sự biến đổi của cuộc chiến trong phái Fatah diễn ra liên tiếp sau cái chết của Arafat, người đã dẫn đến các liên minh chính trị tạm thời và sự xích lại gần nhau trái với bản chất nhằm mục đích chiến lược.. Hơn nữa, thoả thuận giả định giữa Dahlan-Barghouti cũng đã không thành công.
Ngay từ đó, người ta có thể nghi ngờ ý tưởng tồn tại một lực lượng “các chiến binh trẻ tuổi”. Không thể loại bỏ bất kỳ chức vụ nào trong Chính quyền Palextin. Nếu Barghouti từ lâu đã bị Arafat loại bỏ thì liệu đó không phải là các trường hợp của Dahlan và Rajoub chăng. Cũng không thể xác định rõ nhóm tự xưng trên bằng cách so sánh nó với các hoạt động hành dân và chuyên quyền trong ban lãnh đạo lịch sử của PLO. Ngược lại, các cá nhân như Dahlan và Rajoub xuất thân từ đó và vẫn là một phần trong số lãnh đạo. Cuối cùng, thật khó tìm ra được một cương lĩnh chính trị chung nào đó tích hợp từ các cá nhân có quan điểm khác nhau. Cũng không thể rút ra được nét đối lập giữa các chiến binh trẻ/các chiến binh già.
(còn tiếp)
Theo báo AGORAVOX.fr