Thứ Bảy, 16/11/2024
Thế giới
Thứ Tư, 26/8/2009 7:25'(GMT+7)

Đại hội Béthléem: cái chết thứ hai của phong trào Fatah (Phần cuối)

Các thành viên Fatah tham dự đại hội lần thứ nhất của Đảng tại Bethlehem (Ảnh AFP)

Các thành viên Fatah tham dự đại hội lần thứ nhất của Đảng tại Bethlehem (Ảnh AFP)

Ai đã thắng?

Một câu hỏi đơn giản nhưng cần thiết: Ai đã thắng?

Đối với đa số nhà phân tích, người “chiến thắng nhất” tại Đại hội là Mahmoud Abbas, tái cử đứng đầu Ủy ban Trung ương. Chúng ta có thể rút ra nhận xét từ đây rằng trong cùng một thời gian ghi nhận chiến thắng của lực lượng “những chiến binh trẻ tuổi” và thành công của Abu Mazen, 74 tuổi, thành viên sáng lập Fatah năm 1959, đứng đầu Ủy ban Trung ương, Tổng thư ký PLO, người lãnh đạo các cuộc đàm phán Oslo (chính ông đã ký bản Tuyên bố các Nguyên tắc năm 1993), nguyên Thủ tướng và nay là Tổng thống Chính quyền Palextin. Khái niệm về “những chiến binh cao tuổi” còn là một biến số…

Tuy nhiên, khẳng định Abu Mazen là người chiến thắng nhất tại Đại hội của Fatah không phải là điều trái với sự thật. Bởi vì ông đã thành công trong việc vượt qua cản trở chính mà ông có nguy cơ vấp phải với việc tổ chức Đại hội này: mọi chỉ trích quá cay độc đối với chính sách của Chính quyền Palextin từ khi thành lập cách đây 15 năm, điều này có thể dẫn đến việc sự hợp lệ của ông để lãnh đạo Fatah bị tố cáo. Điều duy nhất mà chúng ta có thể nói là nếu có các phiếu phản đối, đó là do 2 lý do chính: a) thể thức tổ chức Đại hội; b) sự chia rẽ trong nội bộ Fatah.

a) Bằng cách tổ chức Đại hội tại Béthléem, Mahmoud Abbas và những người thân cận với ông đã cô lập được một phần lớn những người đối lập “từ bên ngoài”: số những chiến binh và cán bộ chỉ trích, chống lại ở bên ngoài Cisjordanie, đơn giản từ chối đến Đại hội bằng cách khẳng định rằng việc tổ chức Đại hội của một Phong trào đấu tranh cho tự do quốc gia lại diễn ra trong vùng lãnh thổ bị chiếm đóng với sự cho phép và kiểm soát của lực lượng chiếm đóng là một điều vô lý. Một số quyết định không tẩy chay, song đã không nhận được giấy phép đi lại của chính quyền Ixraen.

Ba ngày trước Đại hội, Azzam al-Ahmad, người đứng đầu Nhóm Fatah tại Hội đồng Lập pháp Palextin thông báo rằng số lượng các đại biểu từ 1252 đến … 2265 người! tức gấp đôi con số của Abu Mazen và một số thành viên Uỷ ban tổ chức. Trong khi tăng số đại biểu, được chỉ định trong các điều kiện bí hiểm, ban tổ chức Đại hội đã không chỉ “nhấn chìm” những người đối lập từ bên trong mà còn ghi nhận tính trung thực của một số người chỉ trích, tạo cho họ khả năng gia tăng con số người tham gia Đại hội và mong muốn một vị trí trong các cơ quan lãnh đạo của phong trào.

Bằng cách quyết định bầu cử công khai, biểu quyết bằng cách giơ tay và trước khi bầu ban lãnh đạo Ủy ban Trung ương và Hội đồng Cách mạng (cách thức ưu tiên cho những người ủng hộ và răn đe những người đối lập), bằng cách lẩn tránh các quy định của Fatah và tránh đọ sức với các ứng cử viên khác trong Ủy ban Trung ương (ngược lại, dường như không có gì cho thấy ông là người sẽ đạt được nhiều phiếu nhất…) Abbas đã hoàn thiện thành công của mình: báo chí tiết lộ trong cuộc bầu cử ông đã nhận được “sự đồng thuận” trong khi các nhà quan sát độc lập có mặt tại chỗ đã từ chối sử dụng cụm từ trên chính là vì có sử dụng nhiều thủ đoạn. Hình thức bầu cử cũng đã gây nhiều tranh cãi trong nội bộ Fatah, trong số đó có Farouq Qaddoumi-Tổng bí thư mãn nhiệm, ông khẳng định rằng “hình thức bầu cử này là một sự ép buộc gián tiếp để gây ảnh hưởng lên thiện chí của toàn bộ cử tri và để tạo cho nhà lãnh đạo quyền lực tuyệt đối để loại bỏ các đối thủ”.

b, Tuy nhiên, bên cạnh những thủ đoạn trong quản lý, chính tình trạng tan rã, sắp tàn của Fatah đã giải thích chiến thắng của Abu Mazen. Bên trong/bên ngoài, Gaza/Cisjordanie, Các khu vực tự trị tại Jénine/ Naplouse/ Béthléem/…: từ khi có Hiệp định Oslo, Fatah đã từng bước chuyển dần thành các nhóm nhỏ lẻ, trong đó các nhóm có quan hệ thân thiết đã không còn gắn kết, đồng thuận về chính sách nữa, song chỉ còn đồng thuận trong những khu vực và các cá nhân trung thành.

Sự chia rẽ này giải thích cho việc Ixraen tiếp tục chiếm đóng (sự chia rẽ của các khu vực tự trị) và bởi sự lãnh đạo độc tôn trong Chính quyền Palextin: trong khi dễ dãi với những người đứng đầu các khu vực đang nổi lên, ban lãnh đạo của Chính quyền Palextin lại khẳng định sự chuyên quyền đối với các cơ quan “nhà nước” và cố gắng khẳng định sự hợp pháp của mình bằng cách gia tăng các cơ quan độc lập gắn với chính quyền trung ương. Chính sách này cho thấy những hạn chế trong cuộc bầu cử lập pháp năm 2006, khi mà các chính quyền địa phương và trung ương không nhận được các lá phiếu ủng hộ. Trong các cuộc bầu cử sơ bộ, được tiến hành như các cuộc bầu cử trên, Fatah đã lộn xộn do có rất nhiều ứng cử viên và các cuộc xung đột cá nhân giữa các lãnh đạo địa phương.

Chính Fatah bị rạn nứt bởi chính sách gia đình trị, ngày càng ít thiên về các cuộc thảo luận nội bộ liên quan các vấn đề chính trị của dân tộc mà Đại hội thứ nhất đã diễn ra cách đây 20 năm. Chúng ta ngạc nhiên khi nhận thấy rằng Đại hội đã không tập trung vào các cuộc thảo luận chính trị mà lại tập trung vào các cuộc cãi vã cá nhân, các vấn đề về thủ tục, liên minh chiến lược… và cuối cùng, cuộc bầu cử Ủy ban Trung ương không tạo ra một cơ quan lãnh đạo tập thể mang đường hướng chính trị mà chính xác là một sự xắp xếp các cá nhân do các nhóm tiến cử.

Và chắc chắn đó không phải là các văn bản đề ra phương hướng được thông qua trong Đại hội mà theo truyền thống của PLO luôn tôn vinh đồng thời “cuộc chiến đến khi loại bỏ thực thể Do thái” và cần thiết có một giải pháp thương lượng với chính quyền Ixraen để có thể được sử dụng làm phương hướng cho ban lãnh đạo mới. Ngược lại, những mâu thuẫn cố hữu đã mang lại một kết quả gần như là con số không.

Hình thức bầu cử của Ủy ban Trung ương (bầu cho những cá nhân, không phải bầu cho những chiến lược) đã đóng góp vào quá trình phi chính trị hoá này. Nếu người ta cho thêm vào đó số đại biểu, điều này củng cố sự vận hành ở các cơ quan, chúng ta cũng hiểu rất rõ tại sao không có một phe chính trị đối lập có tổ chức nào nổi lên trong Đại hội.

Fatah: tái sinh hay chết lần thứ hai?

Trong Ủy ban Trung ương cùng tồn tại những gương mặt lịch sử của PLO (Mohammad Ghneim, Salim Za’noun…) và các viên chức của Chính quyền Palextin trong quá khứ chưa từng tham gia quân đội (Saeb Erekat…), các cựu lãnh đạo các cơ quan an ninh (Jibril Rajoub, Mohammad Dahlan, Tawfiq al-Tirawi…) hay các cán bộ của Fatah tương đối được lòng dân và được xác định là những người chỉ trích chính sách của Abu Mazen (Marwan Barghouti, Mahmoud al-Aloul…). Nhưng bên cạnh sự sắp xếp hợp lệ cũng không thiếu những cuộc xung đột trong nhiều tuần, nhiều tháng tới cho thấy rõ một số xu hướng cho phép tăng giá trị các kết quả của Đại hội Béthléem.

Như nhiều người được bầu và các nhà bình luận, Đại hội Fatah lần thứ 6 là sự đổ vỡ hay sự hồi sinh?

Mọi thứ chỉ ra rằng người ta không thể trả lời vấn đề này một cách tiêu cực. Nếu có sự đổ vỡ thì đã có từ hơn 15 năm nay khi có sự rạn nứt lịch sử trong PLO và vì vậy Fatah đã quyết định ký kết một thoả thuận, còn lâu mới đáp ứng được các yêu cầu quốc gia của người Palextin mà chỉ tạo cho họ một quyền tự trị hào nhoáng qua các hành động thực tiễn cho thấy đó chỉ là sự tiếp tục chiếm quyền bằng các hình thức khác. Các hiệp định Oslo và hiến pháp của Chính quyền Palextin đã bị dừng lại, giảm vấn đề của người Palextin thành vấn đề của người Palextin tại Cisjordanie và Gaza và được xác định như là những nhiệm vụ chính của Fatah: xây dựng một bộ máy Nhà nước không có Nhà nước và hợp tác, đôi khi bị cưỡng bức, với Ixraen để đạt được tiến bộ hơn nữa trong khung cảnh quá trình thương lượng có hại cho cuộc chiến hàng ngày chống lại sự chiếm đóng và quyền quay trở về của người tỵ nạn.

Chính những người năng động đã được đánh giá cao tại Đại hội của Fatah. Đại hội đã đóng vai trò mở màn cho một bước khởi đầu mới. Các chiến binh của Fatah, tác giả của cuộc chiến đòi độc lập lại chiếm thiểu số trong ban lãnh đạo mới. Đa số thành viên của Ủy ban Trung ương thực tế lại là các sản phẩm ròng của “những năm Oslo” và của bộ máy Chính quyền Palextin, họ cũng đã trải qua thời kỳ chiến đấu: Bộ trưởng, cựu Bộ trưởng, cựu Cố vấn của Arafat, Cố vấn của Abu Mazen, cựu lãnh đạo cơ quan an ninh, “nhà thương lượng”, viên chức cao cấp… Toàn bộ nhóm chính trị tham gia Oslo có mặt tại đó.

Từ khi được nắm quyền bởi Abbas-Fayyad, chính sách của Chính quyền Palextin thiếu vắng các đại diện tiêu biểu trong các lĩnh vực kinh tế và an ninh: ưu tiên phát triển kinh tế (được chuyển qua việc bình thường hoá quan hệ với Ixraen) và phát triển các chính sách an ninh chưa từng có.

Các yếu tố khác xác nhận xu hướng này là: sự biến mất hầu như toàn bộ các đại diện của người Palextin từ nước ngoài trong Ủy ban Trung ương, theo đó chỉ có duy nhất một nhân vật được bầu là Sultan Abu al-Aynayn, lãnh đạo Fatah tại Li Băng; sự không tham gia bầu cử của Hussam Khadr, gương mặt được tôn trọng trong Fatah, nổi tiếng với các hoạt động chiến đấu và chỉ trích chính sách của Chính quyền Palextin; “việc kiểm phiếu lại” vào phút chót đã cho phép Tayyib Abdul Rahim, phụ tá của Tổng thống Abbas “nhận được” 26 phiếu và cuối cùng được bầu vào Ủy ban Trung ương trong khi ban đầu ông đã bị loại…

Chính vì điều trên mà người ta nói đến ‘‘cái chết thứ hai” của Fatah: chuyển từ phong trào đấu tranh giành tự do cho dân tộc sang đối tác chính trong xây dựng một Nhà nước đang bị chiếm đóng. Từ nay Fatah không còn là một tổ chức chính trị có thể đại diện một cách gắn kết cho dân tộc Palextin nữa. Đại hội Béthléem đã xác nhận tình trạng này, ngay cả khi tổ chức vẫn còn rất nhiều chiến binh và cán bộ trung thực, chân thành: Fatah là một tập hợp những cá nhân độc tôn, hành dân, băng đảng đội lốt một chính quyền không được bầu lên. Tổ chức này không do dự đóng cửa các văn phòng của kênh truyền hình al-Jazeera, dồn vây, bắt giữ, thậm chí ám sát những người đối lập khi tổ chức này không giao họ cho Ixraen trong khung cảnh các hoạt động phối hợp.

Từ khi kết thúc Đại hội đã xuất hiện những người từ chức, những cáo buộc gian lận, những tuyên bố không công nhận kết quả Đại hội và các cuộc đối đầu thực sự. Các sự kiện đang diễn ra chỉ là những triệu chứng mới nhất của một sự suy tàn không thể đảo ngược được. Nhưng cái chết của Fatah như đã xảy ra từ cách đây 50 năm không đồng nghĩa với cái chết của dân tộc Palextin và những khát vọng của họ, không dự báo trước được những tiến triển trong tương lai và cũng sẽ không thể ngăn chặn được những bùng phát thời gian tới như mỗi cá nhân nhận thấy trước.

Thái Hà Theo báo AGORAVOX.fr (Bài dịch)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất