Thứ Bảy, 12/10/2024
Tin hoạt động
Chủ Nhật, 28/12/2008 22:1'(GMT+7)

Đại hội lần thứ 3 Hội Ngôn ngữ học Hà Nội

Hội ngôn ngữ học Hà Nội thành lập cách đây 10 năm, tập hợp những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng ngôn ngữ học, những người yêu thích ngôn ngữ và tiếng Hà Nội. Hiện nay, Hội ngôn ngữ học Hà Nội đã có hơn 200 thành viên.

Trong 5 năm qua, Hội đã tổ chức một số hội thảo khoa học hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội, trong đó đáng chú ý là hội thảo khoa học "Những vấn đề ngôn ngữ học hưởng ứng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", in 2 cuốn sách về Tiếng Hà Nội trong mối quan hệ với tiếng Việt và văn hoá Việt Nam (NXB Lao động, Hà Nội, 2004, 375 trang) và cuốn Ngôn ngữ văn hoá Hà Nội (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007, 323 trang).

Các công trình của cá nhân và hội viên của Hội ngôn ngữ học Hà Nội cũng góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu Việt ngữ và tiếng Hà Nội, đối chiếu Việt ngữ với tiếng nước ngoài và ngược lại như: cuốn sách Sự biến đổi ngôn từ của các cộng đồng chuyển cư đến Thủ đô. Nghiên cứu trường hợp cộng đồng Nghệ Tĩnh ở Hà Nội (NXB KHXH, Hà Nội, 265 trang); Từ điển giáo khoa Việt- Nga (NXB Giáo dục, 2007, 1.402 trang).v.v...

Trong nhiệm kỳ 5 năm tới, Hội Ngôn ngữ học Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Hội và các Chi hội trực thuộc thể hiện ở việc học tập và vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ; khả năng và cách sử dụng ngôn ngữ của Người. Vào cuối năm 2009, Hội sẽ phối hợp với Hội ngôn ngữ học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo toàn quốc, từ đó xuất bản một ấn phẩm Học tập ngôn ngữ Hồ Chí Minh- tiếng Hà Nội và văn hoá Việt Nam. Đây là công trình hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội.

Ngoài ra Hội cũng tiến hành nhiều đề tài khảo sát và nghiên cứu về tình hình sử dụng ngôn ngữ tại Thủ đô Hà Nội và các vùng miền của Hà Nội; Tình hình sử dụng ngôn ngữ báo chí ở Thủ đô và cả nước trên các phương tiện thông tin dại chúng; tiếp tục bổ sung và hoàn thiện đề tài cấp Thành phố về Nghiên cứu thực trạng bệnh mất ngôn (Aphasia) hợp tác với Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, góp phần khôi phục chức năng giao tiếp cho người bị mất ngôn.v.v...

Đại hội đã bầu Ban chấp hành khoá mới gồm 15 người, do Phó Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoà làm Chủ tịch ./.

Thiên Trường

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất