Thứ Bảy, 21/9/2024
Đời sống
Thứ Ba, 30/4/2013 21:31'(GMT+7)

Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Thanh niên xã Phúc Lộc (thành phố Yên Bái) học nghề điện dân dụng

Thanh niên xã Phúc Lộc (thành phố Yên Bái) học nghề điện dân dụng

Đặc biệt, trong đó có trên 7.500 lao động là người dân tộc thiểu số được dạy nghề.

Hiệu quả của Đề án đào tạo nghề từng bước được nâng lên, người học nghề đã tiếp cận được kiến thức chuyên môn, biết cách làm nghề, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp. Tỷ lệ lao động gắn với việc làm và có việc làm sau học nghề đạt 70%, mức thu nhập bình quân từ 800.000 - 3.000.000 đồng/người/tháng.

Tại các địa phương đã xây dựng được 47 mô hình thí điểm trồng lúa, chăn nuôi lợn, chế biến gỗ rừng trồng, trồng nấm, chạm khắc đá…Điển hình như mô hình thí điểm sản xuất rau an toàn tại xã Tuy Lộc (TP Yên Bái), các mô hình chăn nuôi ở xã Đại Phác (huyện Văn Yên) do những nông dân được dạy nghề làm lực lượng nòng cốt…

Tuy nhiên, việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Yên Bái vẫn còn những khó khăn vướng mắc như thiếu đội ngũ giáo viên dạy nghề. Việc tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm cho lao động nông thôn, tạo việc làm tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa đạt hiệu quả mong muốn. Việc giới thiệu lao động sau học nghề đi làm việc ngoài tỉnh còn thấp…

Bà Ngô Thị Chinh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết: Từ kết quả của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1965), tỉnh Yên Bái tiếp tục có giải pháp cụ thể giải quyết kịp thời và thực hiện tốt các nguyên tắc: không chạy theo số lượng đào tạo nghề lao động nông thôn; không tổ chức đào tạo nghề khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc quyết định các vấn đề của Đề án... Trước mắt, tỉnh tập trung xây dựng chính sách phù hợp để thu hút giáo viên dạy nghề; thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nghề năm 2013 đi đôi với tăng cường kiểm tra giám sát các địa phương thực hiện Đề án tránh tình trạng lãng phí trong đào tạo nghề. Tỉnh h ỗ trợ học viên thuộc diện hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc ở những vùng đặc biệt khó khăn học nghề; tổ chức khảo sát những ngành nghề phù hợp với tập quán, trình độ của đồng bào dân tộc trong sản xuất nông nghiệp. Có những chính sách phù hợp khi tuyển sinh gắn với đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho những lao động ở nhóm ngành nghề phi nông nghiệp…

Năm 2013, tỉnh Yên Bái phấn đấu đào tạo nghề cho trên 8.000 lao động nông thôn, đào tạo bồi dưỡng 250 lượt cán bộ công chức xã với 14 nghề thuộc nhóm nghề phi nông nghiệp và 8 nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp…/.


Tuấn Anh (TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất