(TG) - Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển ngành chế biến nông sản, lượng thực, thực phẩm và khả năng tiếp cận thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, bất cứ một thị trường xuất khẩu nào cũng đều có những rào cản riêng, buộc các doanh nghiệp nỗ lực vượt qua.
Trong đó cách mạng số đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, và lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP) cũng không đứng ngoài vòng xoáy thay đổi đó.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, thời gian qua, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý các sản phẩm thực phẩm xuất, nhập khẩu, ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm... nhằm góp phần nâng cao sức khỏe của nhân dân.
Ngay từ năm 2014, Cục An toàn thực phẩm đã là một trong những đơn vị đầu tiên của Bộ Y tế thực hiện một số dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực an toàn thực phẩm một cách chủ động, hoàn chỉnh, số hóa tất cả các khâu từ việc tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ, bổ sung hồ sơ, thanh toán trực tuyến.
Theo đó, lĩnh vực ATTP cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận. 100% cán bộ công chức Cục ATTP đã thực hiện xử lý văn bản điều hành công việc trên hệ thống phần mềm dùng chung của Bộ Y tế; Công văn đi đến của các tổ chức, cá nhân được Cục ATTP số hóa đưa lên hệ thống quản lý văn bản điện tử; Văn bản đi được Lãnh đạo Cục ATTP ký số trên hệ thống quản lý văn bản gửi tới các tổ chức cá nhân.
Cục ATTP đã triển khai Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với 27 thủ tục hành chính về lĩnh vực ATTP, các bước thực hiện được triển khai hoàn toàn qua mạng từ bước nộp hồ sơ, thanh toán phí, lệ phí, thẩm định hồ sơ, trả kết quả.
Bên cạnh đó, Cục ATTP cũng đã tiến hành số hóa các tiêu chuẩn phụ gia thực phẩm để người dân và doanh nghiệp tra cứu các chất phụ gia được phép dùng trong thực phẩm và hàm lượng sử dụng.
|
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
Trả kết quả đều thực hiện trên môi trường số, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành, minh bạch trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Việc giải quyết thủ tục hành chính mang lại lợi ích về thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp, minh bạch công khai quá trình giải quyết hồ sơ.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, chuyển đổi số giúp giảm thiểu việc lưu trữ hồ sơ, nhanh chóng truy xuất được hồ sơ, khi cần công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho cộng đồng.
Nói về mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực ATTP thời gian tới theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, Cục đã đặt ra những mục tiêu cụ thể trong thời gian tới như đảm bảo duy trì hoạt động 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4;
Tích hợp 100% lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; đảm bảo 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung bảo mật); triển khai hệ thống thông tin an toàn thực phẩm quốc gia.
Cục An toàn thực phẩm cũng đặt mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ngộ độc thực phẩm; hệ thống xếp hạng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, sản phẩm thực phẩm an toàn và cảnh báo về an toàn thực phẩm;
Đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm; ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong cấp đăng ký sản phẩm thực phẩm (nhận dạng, so sánh các sản phẩm cùng tên, cùng thành phần...,
Tra cứu các chỉ tiêu được phép, không được phép sử dụng trong thực phẩm, công dụng của sản phẩm đã được đăng trên các sách, tạp chí uy tín; cùng với đó là xây dựng cơ sở dữ liệu về các phòng kiểm nghiệm đạt chứng nhận ISO: 17025 được chỉ định.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực ATTP, Cục ATTP cũng đã đặt ra những mục tiêu cụ thể trong thời gian tới như: Đảm bảo duy trì hoạt động 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; tích hợp 100% lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; Đảm bảo 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung bảo mật); Triển khai hệ thống thông tin ATTP quốc gia.
Bên cạnh đó, Cục ATTP cũng đặt mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ngộ độc thực phẩm; hệ thống xếp hạng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, sản phẩm thực phẩm an toàn và cảnh báo về ATTP; Ứng dụng CNTT trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cấp đăng ký sản phẩm thực phẩm (nhận dạng, so sánh các sản phẩm cùng tên, cùng thành phần..., tra cứu các chỉ tiêu được phép, không được phép sử dụng trong thực phẩm, công dụng của sản phẩm đã được đăng trên các sách, tạp chí uy tín...); Ứng dụng CNTT trong việc phát hiện các sản phẩm quảng cáo trên các phương tiện truyền thông (Facebook, Zalo, Internet...) có nội dung không đúng so với nội dung được Cục ATTP cấp phép.
|
Doanh nghiệp sẵn sàng đồng hành bằng công nghệ.
Hình thành nền tảng dữ liệu lĩnh vực ATTP cho các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở y tế dựa trên kết nối Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan Nhà nước; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền hoạt động bảo đảm ATTP trên trang web Cục ATTP, Facebook, Zalo... về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực ATTP. Đồng thời, thiết lập hệ thống tiếp nhận, phản ánh, giải đáp về công tác ATTP từ Trung ương tới địa phương; Triển khai đào tạo trực tuyến công tác bảo đảm ATTP.
Cũng tại Diễn đàn Kinh tế hợp tác, HTX năm 2022, câu chuyện về có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm được nhiều đơn vị nhắc tới.
Việc ứng dụng công nghệ vào quản lý sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm được coi là giải pháp then chốt để đảm bảo an toàn thực phẩm và thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung.
Do quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, nên việc quản lý, kiểm soát việc đảm bảo an toàn thực phẩm đang gặp không ít khó khăn, chẳng hạn như việc quản lý từng hộ sử dụng vật tư, sử dụng hóa chất cấm trong nông nghiệp. Đã có nhiều vụ việc về mất an toàn nông sản làm giảm uy tín, giá trị của nông sản Việt nói chung khiến cho khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp cũng bị kém đi.
Không những vậy, chủng loại sản phẩm nông nghiệp còn chưa đa dạng, chất lượng thấp, kích cỡ không đồng đều, thiếu nhãn mác để nhận diện, chưa có truy xuất nguồn gốc minh bạch, chưa có thương hiệu mạnh trên thị trường.
Nhìn nhận ra những điểm yếu này, hiện nhiều địa phương và doanh nghiệp muốn phát triển kinh tế nông nghiệp đang có nhu cầu kết nối mạnh mẽ về mặt công nghệ. Áp dụng công nghệ để có thể chuẩn hóa, minh bạch được nguồn gốc nông sản, từ đó lành mạnh hóa thị trường nông sản./.
Thanh Hương