(TG) - Nhằm đẩy mạnh công tác đảm bảo ATTP những tháng cuối năm, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai 2 hoạt động chương trình ATTP, bao gồm hoạt động tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm chất lượng an toàn về sinh thực phẩm; hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Theo đó, trong những tháng cuối năm toàn thành phố tiếp tục triển khai duy trì các chuyên đề dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, an toàn thực phẩm tuyến phố văn minh tại 30 quận, huyện, thị xã; triển khai duy trì và xây dựng mới 20 tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát tại 17 quận huyện; Kiểm soát ATTP bữa cỗ tập trung đông người tại 288 xã/phường của 20 quận huyện đạt chỉ tiêu theo kế hoạch; tiếp tục hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kiểm tra giám sát nhằm nâng cao ý thức tự quản lý ATTP Bếp ăn tập thể trường học tại 20 trường tiểu học/10 quận, huyện; triển khai thí điểm mô hình Kiểm soát An toàn thực phẩm bếp ăn tập thể cấp tiểu học tại 5 quận, 5 huyện.
Công tác thông tin, truyền thông về ATTP được chú trọng, tập trung tổ chức và phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền về ATTP đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội đầu xuân, Tháng hành động vì ATTP năm 2022... Các hoạt động tuyên truyền về ATTP chủ yếu được tổ chức, triển khai lồng ghép, giao ban trực tuyến, nội dung truyền thông về ATTP kết hợp lồng ghép khuyến cáo người dân hạn chế ăn thức ăn có nguồn gốc từ động vật hoang dã, rửa tay sạch trước khi ăn.
Kết quả 9 tháng năm 2022, tổng số hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn trực tiếp cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm, cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng là 864 buổi với tổng số 37.428 lượt người, phát 103.848 tờ rơi tuyên truyền về ATTP; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức chiến dịch truyền thông đưa các tin hoạt động về ATTP trong tháng hành động;
Phối hợp với Quận, huyện tập huấn cho cán bộ trường học có Bếp ăn tập thể tại các Quận/huyện/thị xã; tập huấn nâng cao nghiệp vụ về quản lý ATTP cho các trường có bếp ăn bán trú tại huyện Đan Phượng, huyện Gia Lâm, huyện Quốc Oai, quận Thanh Xuân; phối hợp với huyện Sóc Sơn, huyện Ba Vì, quận Bắc Từ Liêm, quận Long Biên tổ chức lớp tập huấn triển khai các biện pháp chuyên môn về ATTP cho cán bộ quản lý và các cơ sở thực phẩm tại tuyến phố có kiểm soát ATTP;
Tổ chức tập huấn 21/30 lớp tập huấn bồi dưỡng các văn bản quản lý an toàn thực phẩm cho Ban chỉ đạo công tác ATTP các cấp năm 2022 tại quận, huyện, thị xã; tập huấn kiến thức về An toàn thực phẩm cho người trực tiếp chế biến thực phẩm trong Bữa cỗ tập trung đông người tại 20 quận huyện với khoảng 1800 người tham dự;
Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố đã chủ động tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về cho cán bộ màng lưới hội; viết 960 bài thực trạng về công tác ATTP tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh tại các quận, huyện 9.126 lượt, ở xã, phường, thị trấn 13.696 lượt; tuyên truyền qua băng rôn, khẩu hiệu tại các xã, phường, thị trấn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm: 1.584 chiếc, tranh, ảnh, áp phích 1188 tờ; 275.260 tờ gấp, tờ rơi; ký cam kết ATTP 4.216 cơ sở, tài liệu khác 468 bản tin, 179 ấn phẩm.
Đoàn công tác của Sở NN&PTNT Hà Nội kiểm tra một cơ sở chế biến thực phẩm.
Công tác xét nghiệm, xét nghiệm tại Labo: Lấy 377 mẫu, trong đó: Thịt và sản phẩm thịt: 22 mẫu (01 mẫu sản phẩm thịt phát hiện chỉ tiêu vi sinh vật tổng số vi sinh vật hiếu khí); trái cây: 6 mẫu; rau, củ, quả: 142 mẫu (01 mẫu rau phát hiện hoạt chất bảo vệ thực vật cấm sử dụng Haptachlor, Leucomalachite green); 12 mẫu đột xuất; 26 mẫu nước uống đóng chai; 129 mẫu sản phẩm dinh dưỡng (79/129 mẫu đạt, 50 mẫu chưa có kết quả kiểm nghiệm); 40 mẫu phụ gia thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm (chưa có kết quả kiểm nghiệm). Xét nghiệm nhanh: đạt 95.556/104.776 mẫu (tỷ lệ đạt 91.2%) bao gồm xét nghiệm nhanh dụng cụ, tinh bột, nước sôi; xét nghiệm thực phẩm, dấm, phẩm màu, hàn the, foocmon.
Đối với công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, thành phố kiện toàn 4 đội cơ động điều tra xử lý ngộ độc thực phẩm tuyến Thành phố, chủ động giám sát ATTP với trên 130 nghìn suất ăn đảm bảo ATTP phục vụ các Hội nghị, sự kiện của Trung ương và Thành phố.
Công tác thực hiện các thủ tục hành chính về ATTP đúng quy định, không gây phiền hà cho doanh nghiệp. 9 tháng đầu năm 2022, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội đã cấp 609 giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm; 41 giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm đăng ký bản công bố sản phẩm; thẩm định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: 1117 cơ sở, trong đó: 1059 cơ sở đạt, 32 cơ sở không đạt, 26 cơ sở chờ hoàn thiện...
Trong thời gian tới, công tác ATTP tiếp tục được đẩy mạnh, tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 145/KH-UBND ngày 17/7/2020 của UBND Hà Nội về thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm trong tình hình mới; Thực hiện các văn bản chỉ đạo khác của Trung ương và Thành phố; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ATTP trên toàn Thành phố.
Đặc biệt công tác hậu kiểm sau công bố, kiểm tra đột xuất, xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực ATTP; tăng cường, đổi mới công tác thông tin truyền thông về ATTP. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin truyền thông đại chúng kịp thời thông tin tuyên truyền về các văn bản mới và thực trạng ATTP trên địa bàn; thực hiện tốt các chương trình, đề án, dự án, mô hình điểm về ATTP như: các chuyên đề dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, ATTP tuyến phố văn minh tại 30 quận, huyện, thị xã; triển khai 20 tuyến phố ATTP có kiểm soát tại 17 quận huyện; Kiểm soát ATTP bữa cỗ tập trung đông người tại 288 xã/phường của 20 quận huyện ; tiếp tục hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kiểm tra giám sát nhằm nâng cao ý thức tự quản lý ATTP Bếp ăn tập thể trường học tại 20 trường tiểu học/10 quận, huyện; triển khai thí điểm mô hình Kiểm soát An toàn thực phẩm bếp ăn tập thể cấp tiểu học tại 5 quận, 5 huyện. Thực hiện thanh toán kinh phí các hoạt động theo quy định; tăng cường giám sát ngộ độc thực phẩm, kiểm tra, giám sát hỗ trợ đảm bảo ATTP phục vụ các kỳ họp, hội nghị trên địa bàn Thành phố; tiếp tục thực hiện các thủ tục hành chính về ATTP theo đúng trình tự và thời gian, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin./.
Theo báo cáo 9 tháng đầu năm 2022, toàn thành phố thành lập 806 đoàn thanh, kiểm tra, hậu kiểm. Kết quả số cơ sở được kiểm tra: 20.688 cơ sở, trong đó số cơ sở đạt 16.985 cơ sở chiếm tỷ lệ 82,1%. Tổng số cơ sở vi phạm: 3.618 cơ sở. Trong đó: Số cơ sở vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP trên 600 cơ sở với số tiền phạt hơn 4 tỷ đồng.
Số cơ sở bị tịch thu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP là 46 cơ sở. Số cơ sở bị hủy sản phẩm: 28 cơ sở với tổng số 76 loại sản phẩm. Số cơ sở bị đình chỉ: 58 cơ sở. Nhắc nhở tại chỗ những lỗi tồn tại của người tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm như đeo khẩu trang trong suốt quá trình tiếp xúc với thực phẩm chưa đúng, không cắt móng tay, đeo đồ trang sức. |
Đức Hà