Chủ Nhật, 6/10/2024
Sức khỏe
Thứ Sáu, 5/12/2008 19:54'(GMT+7)

Đề án xây dựng và mở rộng hệ thống sàng lọc trước sinh và sơ sinh: giảm thiểu dị tật, dị dạng bẩm sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh tại BV phụ sản TW

Chăm sóc trẻ sơ sinh tại BV phụ sản TW

  Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh: Hạn chế trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh
> Nhân rộng đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh

Sau 2 năm thực hiện, Đề án đã đạt được những kết quả nhất định: Năm 2007, đã SLTS cho 9.652 thai phụ, phát hiện 2.663 ca dương tính với các hội chứng Down, dị tật ống thần kinh và các dị tật khác. Đề án cũng đã thực hiện 48.543 xét nghiệm máu gót chân sơ sinh, phát hiện 615 ca suy giáp bẩm sinh và thiếu men G6PD. Theo báo cáo của các địa phương triển khai đề án và các trung tâm SLTS và SS của 2 bệnh viện, trong 6 tháng đầu năm 2008 đã có 24.800 thai phụ được siêu âm và chẩn đoán trước sinh. Trong đó, tiến hành SLTS cho 6.202 thai phụ, phát hiện 1.053 trường hợp dương tính; có 31.879 trẻ sơ sinh được lấy máu gót chân để chẩn đoán sơ sinh, phát hiện 369 ca mắc bệnh.

Nâng cao thể chất, trí tuệ và tinh thần

Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy cho biết, cùng với việc triển khai nhiều dự án, đề án, mô hình nhằm nâng cao CLDS năm 2007, trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm từ các mô hình thử nghiệm của Uỷ ban DSGĐTE trước đây (nay là Bộ Y tế) đã triển khai Đề án xây dựng và mở rộng hệ thống sàng lọc trước sinh và sơ sinh (SLTS và SS) tại 20 tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó, BV Phụ sản TƯ và BV Từ Dũ, TP HCM được lựa chọn là trung tâm sàng lọc của phía Bắc và phía Nam, nhận nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn SLTS và SS cho các địa phương, với mục tiêu từng bước phát hiện, điều trị nhằm giảm thiểu tỉ lệ sinh ra bị dị tật, mắc các bệnh di truyền bẩm sinh.

Tuy nhiên, việc triển khai đề án thời gian qua đã bộc lộ một số khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình triển khai và hiệu quả của đề án. Đại diện các BV tham gia dự án cho biết, việc biến đổi về cơ cấu tổ chức ngành dân số (cơ quan đầu mối dự án) khiến cho việc liên hệ với cán bộ điều phối, việc phân bổ kinh phí bị gián đoạn. Để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn, một số BV đã phải tạm ứng ngân sách. Bên cạnh đó, việc triển khai hoạt động của các trung tâm đối với địa phương còn gặp nhiều khó khăn, tại một số địa phương gần như chưa triển khai các hoạt động SLTS và SS.

Trong 9 tháng đầu năm 2008, tại phía Nam mới chỉ có 6/12 tỉnh, thành triển khai lấy mẫu máu SLSS là Tiền Giang, Đồng Nai, Long An, Vĩnh Long, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó, Tiền Giang và Đồng Nai thực hiện được nhiều nhất (trên 1.000 ca), các địa phương còn lại số lượng còn hạn chế, trong đó Thừa Thiên Huế mới triển khai được 23 ca. Các tỉnh khác như Bình Phước, Cà Mau, Lâm Đồng, Đồng Tháp và Tây Ninh chưa tổ chức lấy mẫu máu gót chân cho trẻ sơ sinh do các vướng mắc về cán bộ, kinh phí, truyền thông, quy trình kỹ thuật chuẩn thống nhất...

Người dân chưa có thói quen khám sàng lọc

Về một số những khó khăn trong việc thực hiện SLTS và SS, ông Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc BV Phụ sản TW cho biết, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn. Việc SLSS là rất tốt cho trẻ sơ sinh, có thể phát hiện và điều trị sớm, tránh được dị tật, nhưng không phải người mẹ nào cũng đồng ý cho lấy mẫu máu gót chân trẻ.

Việc chẩn đoán SLTS cũng vậy, có những người biết thai nhi chỉ bị sứt môi đã kiên quyết can thiệp phá bỏ, song cũng có những người biết thai nhi bị dị tật nặng, nhưng không can thiệp vì họ đã có vài cô con gái, thai nhi này lại là bé trai... Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác tư vấn, BV đã nhận được sự ủng hộ và tham gia của các sản phụ. Qua các chương trình tư vấn trên kênh truyền hình O2TV (thuộc hệ thống truyền hình cáp, Đài Truyền hình VN), nhiều người dân ở các tỉnh đã gọi điện đến để xin được SLTS và SS.

Ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc BV Nhi TW cho biết, việc SLTS và SS cần được phối hợp với các đơn vị, bệnh viện có tiềm lực, có khả năng thực hiện các xét nghiệm; tiến tới các BV tuyến Trung ương có thể chuyển giao kỹ thuật cho các BV tỉnh, giảm bớt kinh phí và giảm bớt các ca dị tật. Ví dụ như các trường hợp tăng sản thượng thận bẩm sinh, nếu được uống thuốc ngay khi các bà mẹ đang mang thai sẽ giúp những đứa trẻ đó khi ra đời không phải điều trị nữa. Ông Lê Anh Tuấn đề xuất, nên chăng đưa kinh phí lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh vào kinh phí khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi, giúp giảm bớt các kinh phí tiêu hao kèm theo.

Tại Hội thảo, ông Dương Quốc Trọng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, mô hình bộ máy thực hiện SLTS và SS của BV Từ Dũ là khá tốt, cần được nhân rộng và phát huy. Theo đó, việc tuyên truyền để người dân tự giác tham gia chương trình này là rất quan trọng và cần thiết, bởi vấn đề này liên quan đến chất lượng nòi giống, chất lượng dân số. Bên cạnh đó, việc đào tạo, tập huấn cho các cán bộ y tế tham gia chương trình này cần được thực hiện liên tục. Việc chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh, tuyến huyện cần được tiến hành kịp thời. Đồng thời, việc thực hiện SLTS và SS cần phải được huy động nhiều nguồn lực của xã hội, không chỉ là từ nguồn ngân sách nhà nước.

Cần triển khai có hiệu quả việc ứng dụng các kỹ thuật mới Từ năm 2009, cùng với việc triển khai đề án SLTS và SLSS tại 2 trung tâm khu vực là BV Phụ sản TW, BV Từ Dũ và 20 tỉnh, thành, Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế sẽ triển khai mở rộng địa bàn 7 tỉnh khu vực miền Trung. Trong đó ĐH Y dược Huế sẽ đóng vai trò trung tâm SLTS và SLSS khu vực miền Trung.

Để SLTS, SLSS và ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị can thiệp đạt hiệu quả hơn nữa, nhằm giảm thiểu tỉ lệ dị tật dị dạng bẩm sinh, không những đòi hỏi nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ và y tế các cấp trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích của việc SLTS và SLSS mà còn đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ ngành y tế tham gia đề án.

Mặt khác, cần triển khai có hiệu quả việc ứng dụng, kiểm tra các kỹ thuật mới để nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị can thiệp cũng như mở rộng số lượng các loại bệnh cần được chẩn đoán và điều trị, can thiệp sớm ngay trong giai đoạn bào thai hoặc sơ sinh trong chương trình quốc gia của chúng ta.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thủy:

Từ năm 2009, cùng với việc triển khai đề án SLTS và SLSS tại 2 trung tâm khu vực là BV Phụ sản TW, BV Từ Dũ và 20 tỉnh, thành, Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế sẽ triển khai mở rộng địa bàn 7 tỉnh khu vực miền Trung. Trong đó ĐH Y dược Huế sẽ đóng vai trò trung tâm SLTS và SLSS khu vực miền Trung.

Để SLTS, SLSS và ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị can thiệp đạt hiệu quả hơn nữa, nhằm giảm thiểu tỉ lệ dị tật dị dạng bẩm sinh, không những đòi hỏi nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ và y tế các cấp trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích của việc SLTS và SLSS mà còn đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ ngành y tế tham gia đề án.

Mặt khác, cần triển khai có hiệu quả việc ứng dụng, kiểm tra các kỹ thuật mới để nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị can thiệp cũng như mở rộng số lượng các loại bệnh cần được chẩn đoán và điều trị, can thiệp sớm ngay trong giai đoạn bào thai hoặc sơ sinh trong chương trình quốc gia của chúng ta.

Hà Thư(Giađinh.net)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất