Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Warwick ở Anh đã đưa ra kết luận: trong vòng 10 năm, những người ngồi bàn giấy có nguy cơ mắc bệnh tim mạch là 2.2%, trong khi nguy cơ này ở những người khác chỉ là 1.6%. Ngoài ra, trong một ngày cứ 5 giờ mà ngồi làm thêm 1 giờ thì cũng làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL) và làm giảm lượng cholesterol tốt (HDL).
"Ngồi nhiều trong tư thế ít vận động trong thời gian dài sẽ dẫn đến vòng eo càng to ra, lượng triglycerides (chất béo tự nhiên trong mô) cao, tương đương với mỡ trong máu cao và lượng cholesterol tốt HDL thấp. Tất cả những yếu tố này góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch" - nhà nghiên cứu William Tigbe cho biết.
Không chỉ do tính chất công việc phải ngồi nhiều, dân văn phòng còn dễ mắc các bệnh tim mạch do thói quen xấu trong sinh hoạt như: ăn uống không điều độ, lạm dụng đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ và chất béo, dùng nhiều nước ngọt có ga và chất kích thích như cà phê, thuốc lá…
Ngoài ra, làm việc căng thẳng với cường độ cao khiến tim phải tăng cường bơm máu lên não bộ, trong thời gian dài sẽ gây tổn hại đến tim, khiến tim đập nhanh, tăng huyết áp, suy tim…
Bí quyết giữ trái tim khỏe cho dân văn phòng
Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dân văn phòng cần thay đổi thói quen để khắc phục ngay từ gốc của bệnh. Cụ thể là:
Thay đổi tư thế trong giờ làm việc: Bạn nên bỏ thói quen ngồi ì một chỗ suốt 8 tiếng làm việc. Cứ 30 - 45 phút, bạn nên đứng dậy vận động tại chỗ như: vươn vai, vươn mình, gập cổ, duỗi chân duỗi tay hoặc tập những bài thể dục đơn giản dành cho dân văn phòng.
Tập thể dục thường xuyên: Hết giờ làm, bạn không nên tiếp tục ngồi hàng giờ để xem ti vi, máy tính, điện thoại. Hãy tăng cường vận động từ những việc đơn giản nhất như lau dọn nhà cửa, dắt thú cưng đi dạo… Tốt nhất, hãy dành ra 30 phút mỗi ngày để tập thể dục hoặc chơi thể thao như bơi lội, tập gym, bóng đá, bóng rổ… Đơn giản hơn, bạn chỉ cần đi làm bằng xe đạp thay vì xe máy, đi cầu thang bộ thay cho thang máy là cơ thể đã được vận động rồi.
Giữ thái độ lạc quan, tránh căng thẳng: Bạn nên tránh làm việc quá mức, các khó khăn trong công việc và cuộc sống là không thể tránh khỏi, nhưng đừng sa đà vào các suy nghĩ cực đoan, áp lực. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 tiếng/ ngày, tìm cho mình các sở thích lành mạnh như mua sắm, nghe nhạc, du lịch, dã ngoại cuối tuần…
Theo dõi huyết áp và chỉ số Cholesterol: Huyết áp phản ánh độ khỏe mạnh của tim. Huyết áp có thể được đo bằng hai cách: huyết áp tỳ vào thành động mạch khi tim đang bơm máu và huyết áp tỳ vào thành động mạch giữa các nhịp tim khi tim đang thư giãn. Nếu bạn nằm trong nhóm những người có chứng cao huyết áp thì bạn cần đi khám định kì và uống thuốc để điều chỉnh, song song kết hợp các chế độ ăn để hạn chế rủi ro biến chứng về bệnh tim mạch.
Chỉ số cholesterol cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Mức độ cholesterol được cho là không có lợi khi: Tổng lượng cholesterol là 200mg/dL hoặc cao hơn; Nồng độ cholesterol “tốt” (HDL) dưới 40 mg/dL; Nồng độ cholesterol “xấu” (LDL) trên 16o mg/dL.
Hạn chế stress: Đây dường như là một nhiệm vụ rất khó khăn trong cuộc sống đầy bận rộn. Tuy nhiên, stress và sự căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Hãy tạo không gian và thời gian thư giãn cho bản thân, dù chỉ là 30 phút ngồi uống trà trong không gian yên tĩnh hay lắng nghe bản nhạc ưa thích lúc ăn trưa. Việc điều tiết lịch làm việc và nghỉ ngơi là chìa khóa để giảm sự mệt mỏi của trái tim bạn.
Cung cấp đủ protein thực vật: Protein (chất đạm) là một trong những dưỡng chất quan trọng của cơ thể. Thông thường, protein từ động vật (đặc biệt là trứng, sữa…) được coi như nguồn bổ sung protein hoàn chỉnh phổ biến. Tuy nhiên, chế độ ăn bao gồm nhiều protein động vật có liên quan đến nhiều căn bệnh khác nhau: làm tăng tổng hàm lượng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ béo phì và tim mạch. Nhiều chuyên gia dinh dưỡnghiện nay đang khuyến cáo tăng cường kết hợp sử dụng các loại đạm thực vật trong bữa ăn hằng ngày để tránh chất béo xấu và tăng cường các chất chống ôxy hóa, giúp giảm thiểu các bệnh như béo phì, tăng mỡ máu, cao huyết áp, tim mạch… Các thực phẩm giàu protein thực vật có thể kể đến là các loại đậu như đậu nành, đậu Hà Lan… Nhưng bạn cần lưu ý, nguồn protein từ thực vật là protein chưa hoàn chỉnh (không có đủ các axit amin thiết yếu), nên cần kết hợp đa dạng các loại thực vật giàu protein với nhau. Một chế độ ăn lý tưởng cho trái tim khỏe là sự cân bằng hài hòa giữa protein thực vật và động vật.
Chú trọng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng: Giữa cuộc sống hối hả, thời gian cho 3 bữa ăn đủ chất mỗi ngày trở nên “xa xỉ” với đa phần mọi người. Nhiều người dù có kiến thức về dinh dưỡng và ý thức tốt với việc chăm sóc sức khỏe cũng “than thở”: thật khó mà cân đo đong đếm dưỡng chất trong thực phẩm mỗi ngày vì bận quá.
Một gợi ý cho những người bận rộn đó chính là “kết bạn” với thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Những thực phẩm này giúp bổ sung lượng protein, vitamin và khoáng chất cho chế độ ăn hàng ngày. Bên cạnh lợi ích về sức khỏe, đây đều là các sản phẩm tiện sử dụng và giúp tiết kiệm thời gian. Có lẽ với gợi ý này, việc chăm sóc sức khỏe cho trái tim sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Lưu ý, nên chọn dùng các sản phẩm từ những nhà sản xuất uy tín, với nguyên liệu từ các trang trại hữu cơ an toàn.
Cụ thể, nên ăn uống điều độ, đúng giờ, ưu tiên rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt; hạn chế thức ăn chứa nhiều cholesterol và có hàm lượng muối cao như đồ đóng hộp, snack, thịt hun khói, xúc xích, dưa, cà muối, cà phê, nước ngọt có ga… Ngoài ra, một biện pháp rất đơn giản mà hữu ích để có trái tim khỏe là sử dụng dầu gạo trong bữa ăn hàng ngày.
Dầu gạo rất giàu các chất chống ô-xy hóa tự nhiên, đặc biệt là Gamma - Oryzanol có khả năng ngăn chặn ruột hấp thu cholesterol xấu từ thức ăn, qua đó làm giảm lượng cholesterol tổng một cách hữu hiệu. Cụ thể, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy để giảm cholesterol thừa thì một người nên dùng ít nhất 50 mg Gamma - Oryzanol/ ngày, tương đương khoảng 20 - 30 ml dầu gạo. Đây chính là một liệu pháp tự nhiên hiệu quả giúp điều hòa cholesterol trong cơ thể và đẩy lùi nguy cơ bệnh tim mạch.
Trên thế giới, dầu gạo được xem là một trong những loại dầu thực vật cao cấp tốt nhất cho sức khỏe. Theo Livestrong, dầu gạo có tỷ lệ cân đối lý tưởng giữa các loại a-xít béo gần nhất với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới và Hội Tim mạch Mỹ. Trong dầu gạo có chứa tới 27 loại Phytosterol, rất giàu Vitamin E tự nhiên và Gamma - Oryzanol đều là những chất chống ô-xy hóa mạnh có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, ức chế gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa hữu hiệu, giúp phòng tránh hơn 60 loại bệnh tật, trong đó có tim mạch.
Nam Anh |