Thứ Ba, 24/9/2024
Kinh tế
Thứ Ba, 11/11/2008 13:46'(GMT+7)

Để phát triển công nghiệp:Cần thay đổi chính sách phù hợp yêu cầu

Trong khi đó, xuất khẩu chiếm tới 60% GDP, giảm xuất khẩu sẽ ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của chỉ tiêu này, giảm thu hút đầu tư sẽ làm giảm nguồn ngoại tệ-một yếu tố quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững. Một thực tế hiện nay là doanh nghiệp (DN) Việt Nam đi tìm cơ hội tại thị trường quốc tế, nhưng cơ hội thị trường trong nước lại không tận dụng được. Bằng chứng là hàng tiêu dùng nhập khẩu hầu như chiếm lĩnh thị trường trong nước. Cấp thấp có hàng Trung Quốc, Thái Lan...; cấp cao là hàng Mỹ, Nhật Bản, EU... Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng này diễn ra từ nhiều năm nay và khó thay đổi là do chính sách công nghiệp (CN). Phần lớn các DN nhà nước, khu vực được hưởng nhiều ưu đãi lại tập trung vào các ngành CN nặng và hoạt động kém hiệu quả, trong khi đó lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng lại do các DN vừa và nhỏ đảm nhiệm. Các DN này vốn nhỏ, ít được ưu đãi, nên chậm đổi mới công nghệ, khả năng cạnh tranh của hàng hóa kém.

Theo Viện Nghiên cứu chiến lược-chính sách CN, ở nước ta cách thức xây dựng chính sách qua nhiều năm vẫn còn nặng tính chính trị, được xây dựng theo kiểu mệnh lệnh, tập trung từ trên xuống, chu trình hoạch định chính sách gần như đặt hệ thống DN chỉ là “đối tượng điều chỉnh” của các quyết định chính sách, chứ không phải là “chủ thể”, hay “đối tượng thụ hưởng”, vì vậy đã nảy sinh nhiều bất cập. Hiệp hội Dệt-May cho rằng, không chỉ cơ quan quản lý, hoạch định chính sách cần thay đổi tư duy, mà bản thân DN cũng phải thay đổi. Trong đó, cơ quan hoạch định chính sách cần có chiến lược định hướng phát triển cụ thể trong từng ngành, từng lĩnh vực, DN phải là chủ thể trong quá trình đó.

Tuy nhiên, khâu yếu nhất trong chính sách hiện nay là vấn đề điều tiết và sử dụng các công cụ hỗ trợ gián tiếp để điều tiết hoạt động của DN. Với mục đích nâng cao chất lượng tăng trưởng CN, song cơ quan quản lý phải đánh giá chính xác tác động của các chính sách hỗ trợ cho những ngành CN cần khuyến khích, hỗ trợ, nếu không sẽ có tác dụng ngược. Bản thân chính sách hỗ trợ phát triển những ngành CN có thế mạnh ở Việt Nam (chẳng hạn như dệt may, da giày hay đóng tàu...) cũng cần dựa trên các tiêu chí cụ thể. CN dệt may có giá trị xuất khẩu 3 tỉ USD/năm, nhưng tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu 1,8%. Tính ra mỗi lao động ngành may mặc có năng suất theo doanh thu đạt 64 triệu đồng, thì mỗi lao động mới tạo ra lợi nhuận khoảng 1 triệu đồng/năm.
 
Theo Viện Kinh tế, chính sách cho phát triển CN phải đặt sản xuất trong chuỗi giá trị hàng hóa, không chỉ trong một ngành, mà trong toàn bộ nền KT, đặt trong bối cảnh khu vực và toàn cầu. Như thế thì phải xác định lại không thể chỉ lấy khu vực CN nhà nước làm chủ đạo, mà Nhà nước chỉ hình thành “quy hoạch mềm” rồi khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia.

Thực tế những năm qua cũng cho thấy, các ngành CN nhà nước cho là chủ đạo đều phát triển trì trệ, công nghệ thấp hay chỉ tập trung khai thác những thế mạnh sẵn có như tài nguyên (điển hình là ngành dầu khí, than...), hay lao động (như ngành dệt may, da giày...). Trong khi đó, những công cụ hỗ trợ của Nhà nước đa phần là phi kinh tế như “bơm” tiền cho DN, hay hỗ trợ giảm thuế... đều không phù hợp, vì vậy cần phải sớm thay đổi chính sách CN cho phù hợp với bối cảnh hội nhập.

Thanh Mai (CTV)

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất