Sáng
nay (8/8), tại Hà Nội, hơn 190 trẻ em đến từ 30 tỉnh, thành phố, đại
diện cho 26 triệu trẻ em cả nước tham gia Diễn trẻ em quốc gia lần thứ 4
năm 2015 với chủ đề “Lắng nghe trẻ em nói”.
Diễn
đàn do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Ủy ban Văn hóa Giáo dục,
Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chủ trì; phối hợp cùng
các Bộ, ngành liên quan tổ chức.
Tại
phiên đối thoại hôm nay, trẻ em được gặp gỡ, trao đổi, bày tỏ ý kiến
với lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành, đoàn thể hữu quan về các
nội dung như: Quyền tham gia của trẻ em trong gia đình, nhà trường, cộng
đồng; quyền tham gia trong quá trình xây dựng luật pháp, chính sách.
|
Tại Diễn đàn, đại diện trẻ em đặt nhiều câu hỏi cho các lãnh đạo |
Nhiều
trẻ em đã mạnh dạn đưa ra các câu hỏi liên quan đến vấn đề bạo lực gia
đình, xâm hại trẻ em, áp lực học dẫn đến tình trạng học sinh tự tử, vấn
đề học thụ động; bạo lực học đường; thực trạng chết đuối gia tăng do
thiếu sân chơi, tình trạng phân biệt, đối xử với học sinh khuyết tật...
Nhiều câu hỏi được giải đáp ngay tại diễn đàn.
Em
A Rất Nguyễn Thành Minh, Trường THCS nội trú Tây Giang, Quảng Nam đặt
câu hỏi: “Chúng cháu thấy hiện nay trong nhà trường, tình trạng bạo lực
học đường gia tăng như đánh nhau, đánh hội đồng, tung clip đánh nhau lên
mạng xã hội, bạo lực giữa giáo viên và học sinh, phân biệt đối xử với
các bạn khuyết tật, học sinh cá biệt. Vấn đề này diễn ra phổ biến, ảnh
hưởng đến tâm lý và sức khỏe của chúng cháu. Các cô chú lãnh đạo có cách
nào cải thiện vấn đề này không?”.
Trả
lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Mạnh Hùng cho
biết: “Các em phải biết căm giận những cái xấu đang diễn ra. Chúng tôi
khi xem những clip đó rất đau lòng, không chỉ vì những học sinh bị hành
hạ mà vì những học sinh đứng xung quanh, các em cười, quay video clip cổ
vũ. Đó là điều không thể tưởng tượng nổi, như vậy là các em chưa biết
căm giận trước cái xấu. Nhân câu hỏi của em, tôi mong các em cùng chúng
tôi có các suy nghĩ, hành động phản ứng trước hiện tượng đó thì chúng ta
sẽ dần khắc phục được tình trạng này”.
Đối
với vấn đề trẻ em có được tham gia vào việc xây dựng luật pháp hay
không, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Hồng Lan cho
biết: “Ngay từ năm 2012, việc lấy ý kiến trẻ em được triển khai rộng
rãi. Việc lấy ý kiến thông qua 3 kênh: internet, đường dây tư vấn trẻ em
và thăm dò ý kiến trẻ em. Cô rất mong các em, với vai trò của mình sẽ
tiếp tục, tích cực phát huy hơn nữa quyền được tham gia vào các vấn đề
của luật pháp để làm sao các chính sách được ban hành ra phù hợp nhất
đối với các em”.
Ông
Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu
niên, Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm,
chăm sóc đến trẻ em, nhiều chương trình trọng điểm quốc gia đã được
triển khai thực hiện để trẻ em được chăm sóc, được giáo dục và được bảo
vệ.
Diễn
đàn trẻ em năm nay diễn ra trong bối cảnh Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em (2004) đang được tiến hành sửa đổi và sẽ trình Quốc hội tại
kỳ họp lần thứ 10 vào cuối năm nay, là cơ hội để thể hiện tinh thần của
Hiến pháp về quyền trẻ em nói chung và quyền tham gia của trẻ em nói
riêng…
Tuy
nhiên, cho đến nay, kể cả trong Hiến pháp và pháp luật chưa đề cập đến
quyền tham gia của trẻ em. Tiếng nói của nhiều trẻ em chưa được cha mẹ,
người lớn lắng nghe. Các em chưa được đóng góp ý kiến vào bài giảng của
thầy, cô giáo để tiết học cuốn hút và sinh động; các chương trình học
kỹ năng sống của nhà trường chưa thiết thực; các em chưa có nhiều cơ hội
để tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng pháp luật, chính sách dành
cho trẻ em…
Sau
Diễn đàn, Ban tổ chức sẽ tổng hợp các khuyến nghị, thông điệp của các
em để báo cáo Quốc hội, Chính phủ và gửi đến các Bộ, ngành, cơ quan hữu
quan để nghiên cứu, giải quyết, thực hiện, Kết quả việc giải quyết các
khuyến nghị tại diễn đàn sẽ được phản hồi đến trẻ em cả nước tại Diễn
đàn trẻ em Quốc gia lần 5 năm 2017./.