Thứ Hai, 14/10/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Ba, 12/11/2013 10:45'(GMT+7)

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp

Theo đó, các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các Học viện Chính trị - Hành chính khu vực tiếp tục quán triệt sâu sắc Kết luận số 57-KL/TW, ngày 8 tháng 3 năm 2013 của Ban Bí thư về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”; nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong thời kỳ mới.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý học cao cấp lý luận chính trị - hành chính, quy định tại Mục 2, Công văn số 4741-CV/BTCTW, ngày 20/5/ 2013 của Ban Tổ chức Trung ương được vận dụng về độ tuổi ít hơn 5 tuổi so với đối tượng khác, gồm: Cán bộ lãnh đạo, quản lý đang công tác 3 năm trở lên ở huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, huyện biên giới, hải đảo; Cán bộ lãnh đạo, quản lý là cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, theo Quyết định số 289-QĐ/TW, ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Ban Bí thư về ban hành “Quy chế cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”; Cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí (có thẻ nhà báo), theo Chỉ thị số 25-CT/TW, ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Ban Bí thư “Về tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí”; Cán bộ lãnh đạo, quản lý là cấp trưởng ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (thuộc đối tượng đi học) khi đi học không có người thay thế; Cán bộ đang công tác giảng dạy, nghiên cứu ở các học viện; viện nghiên cứu; trường đại học; trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị (bao gồm: cán bộ cấp vụ, khoa, phòng, giảng viên chính trở lên); Cán bộ đang công tác trong lực lượng vũ trang có quân hàm từ trung tá trở lên; Cán bộ, công chức có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính (và tương đương) từ 4 năm trở lên và có trong kế hoạch được dự thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương; Cán bộ là thư ký các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, bộ trưởng, bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và tương đương trở lên.

Về phân cấp đào tạo cao cấp lý luận chính trị - hành chính (hệ tập trung, hệ tại chức), trong khi chờ Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về công tác đào tạo lý luận chính trị thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để phù hợp với tình hình hiện nay, trước mắt Trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo cao cấp lý luận chính trị - hành chính cho các bộ, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Trung ương, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các Học viện khu vực đào tạo cao cấp lý luận chính trị - hành chính cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các Học viện khu vực tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm quản lý tốt học viên, đổi mới chương trình giảng dạy; việc xét, cử cán bộ đi học, thẩm định hồ sơ cán bộ, thẩm định danh sách đi học cao cấp lý luận chính trị - hành chính bảo đảm đúng đối tượng và tiêu chuẩn quy định. Từ năm 2014 trở đi, phấn đấu giảm số lượng học viên mỗi lớp để thực hiện: khoảng 50 học viên/lớp đối với hệ tập trung và khoảng 80 học viên/1ớp đối với hệ tại chức./.

TG

Phản hồi

Các tin khác

Xuất bản sách phục vụ học tập Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8

1. Nghiên cứu so sánh Hiến pháp các quốc gia ASEAN do TS. Tô Văn Hòa, giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn. Việt Nam tuy mới gia nhập ASEAN từ năm 1995 song đã có sự hội nhập một cách chủ động và hiệu quả, có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tựu và kết quả về hợp tác, phát triển của ASEAN đã đạt được trong thời gian vừa qua. Trong quá trình tham gia ASEAN, để phát huy vị trí, vai trò của nước ta trong hoạt động của tổ chức này, việc tìm hiểu và nắm vững về pháp luật, đặc biệt là về Hiến pháp của các thành viên ASEAN là điều cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân vì mục tiêu dân chủ, công bằng, văn minh. Nội dung cuốn sách gồm tám chương, góp phần nâng cao hiểu biết của bạn đọc về Hiến pháp của các quốc gia trong khối ASEAN, đặc biệt là về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và cách xử lý các vấn đề quan trọng của Luật Hiến pháp ở các nước thành viên ASEAN, qua đó có thể nghiên cứu kinh nghiệm của các nước ASEAN trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nước ta. 2. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới của Trung tướng Bế Xuân Trường và Đại tá Nguyễn Bá Dương Trên cơ sở phân tích, làm rõ một số vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cuốn sách tập trung trình bày mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng quân đội; xây dựng thế trận lòng dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước; phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học quân sự và sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Cuốn sách giúp bạn đọc hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt nhằm tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; vai trò quan trọng của việc phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh; kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; vai trò của việc giác ngộ ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho mọi người dân. Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích phục vụ Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay do TS. Hoàng Anh chủ biên Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không chỉ bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà còn có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động và thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", có tri thức, có khả năng tư duy sáng tạo, chuyên môn sâu và vững, có lý tưởng, đạo đức, có sức khỏe và thẩm mỹ... làm thay đổi căn bản vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Tư tưởng đó là hình mẫu sinh động của con người toàn diện cho hiện tại và cho cả tương lai. Tư tưởng phát triển con người toàn diện của Người đã, đang và sẽ cho chúng ta những chỉ dẫn sáng suốt để xây dựng thành công chiến lược con người toàn diện trong điều kiện mới ở nước ta, nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Nội dung cuốn sách trình bày nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục theo từng thời kỳ gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người cũng như đất nước. Cuốn sách phân tích tương đối toàn diện, có hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và nêu bật tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay. Từ việc phân tích một số vấn đề trong công tác đào tạo đại học hiện nay như chất lượng sinh viên, đội ngũ giảng viên, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay. 4. Các bản Hiến pháp làm nên lịch sử do P. Blaustein cùng với các giáo sư, sinh viên của Trường Đại học Chicago (Hoa Kỳ) tuyển chọn. Hiến pháp có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật và trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia, được coi là đạo luật cơ bản, đạo luật "gốc" của nhà nước. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phù hợp với thực tiễn lịch sử và yêu cầu phát triển của đất nước, lợi ích của giai cấp cầm quyền là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tất cả các quốc gia. Cùng với sự ra đời và phát triển của nhân loại, nhiều bản hiến pháp đã được thông qua, trong đó có những bản hiến pháp mang tính thời đại, đánh dấu một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa lập hiến. Ngoài các bản Hiến pháp phương Tây (Các Hiến pháp Connecticut năm 1638/1639, Hiến pháp Virginia năm 1776, Hiến pháp Pennsylvania năm 1776, Hiến pháp Đức năm 1848,..., cuốn sách còn giới thiệu một số bản Hiến pháp của phương Đông như Hiến pháp Trung Hoa dân quốc năm 1912, Hiến pháp Meiji (Nhật Bản) năm 1889. Bên cạnh các bản hiến pháp tư sản, cuốn sách còn giới thiệu Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết Liên bang Nga năm 1918 và một số bản Hiến pháp ra đời trong bối cảnh cách mạng vô sản. Mỗi bản Hiến pháp trong cuốn sách thể hiện một giai đoạn quan trọng của quá trình cách mạng liên tục của việc thể hiện tinh thần của chủ nghĩa lập hiến, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt sự trừu tượng của những tư tưởng chính trị đương thời vào hiện thực cụ thể. Với 18 bản Hiến pháp tiêu biểu được lựa chọn từ các nền lập hiến khác nhau, cuốn sách cung cấp cho các nhà soạn thảo Hiến pháp và độc giả Việt Nam một cái nhìn toàn cảnh về các dòng chảy Hiến pháp, các khuynh hướng Hiến pháp trên thế giới qua các thời đại. Cuốn sách thật sự là một tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Nam Anh

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất