Chủ Nhật, 6/10/2024
Cuộc sống số
Thứ Hai, 1/9/2008 8:8'(GMT+7)

Đội tình nguyện đặc biệt

18 tình nguyện viên IBM đến từ 10 quốc gia châu Mỹ, châu Âu, châu Á và Úc, được chia làm hai nhóm với 9 thành viên mỗi nhóm, được gọi tương ứng là Nhóm Việt Nam 1 và Nhóm Việt Nam 2, trong đó mỗi tình nguyện viên cam kết tham gia trong vòng 6 tháng, bao gồm 3 tháng chuẩn bị, 1 tháng làm việc tại Đà Nẵng và 2 tháng xử lý kết quả hoạt động. Việt Nam là một trong số 6 quốc gia được chương trình CSC hỗ trợ trong năm đầu tiên hoạt động, 5 nước còn lại gồm có Ghana, Rumani, Phillipines, Tanzania và Thổ Nhĩ Kỳ. Chương trình thực địa đã được bắt đầu vào tháng 7/2008, với các dự án thúc đẩy sự phát triển của cả kinh tế và công nghệ thông tin. Việc phân công tình nguyện viên dựa trên cơ sở sử dụng được các kỹ năng sẵn có của nhân viên IBM.

Ong Hoon Meng, Tổng Giám đốc IBM khu vực ASEAN, cho biết: "Chúng tôi đang muốn tạo ra những kết quả mà các bên đều có lợi. Điều mà một công ty tích hợp toàn cầu như IBM muốn làm là phát triển các nhà lãnh đạo với những kỹ năng đa dạng để làm việc trong bối cảnh toàn cầu. Điều mà các cá nhân thu được chính là một loạt những cơ hội lãnh đạo và tích lũy kinh nghiệm, trong khi điều mà các cộng đồng thu được chính là những kỹ năng tốt nhất để giải quyết vấn đề, do các thành viên ưu tú của chúng tôi cung cấp. Tôi tin tưởng rằng chương trình sẽ đạt được những mục tiêu đã đề ra tại Việt Nam."

Các tình nguyện viên của IBM sẽ hỗ trợ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Chi nhánh tại Đà Nẵng trong việc xây dựng một báo cáo hiện trạng, xác định những lĩnh vực then chốt cần đến sự hỗ trợ, quy hoạch và quản lý tập hợp kỹ năng của cả chi nhánh và nhân viên; từ đó xây dựng và thực hiện một chương trình đào tạo những kỹ năng và năng lực cần thiết. Trong thời gian một tháng tại Đà Nẵng, mỗi thành viên của nhóm sẽ làm việc độc lập trong một dự án mang lại lợi ích trực tiếp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trước khi lên đường tới các nước, các nhóm của IBM đã có một chương trình chuẩn bị trong thời gian 3 tháng để tìm hiểu về tập quán, văn hóa, ngôn ngữ địa phương, mục đích của dự án cũng như là các yếu tố về kinh tế - xã hội và chính trị của quốc gia mà họ sẽ tới làm việc. Sau khi trở về, các tình nguyện viên IBM sẽ chia sẻ kinh nghiệm của họ với các cộng đồng trong nước và trong công ty.

Đợt đầu tiên của các tình nguyện viên SCS của IBM (Nhóm Việt Nam 1) sẽ đến Đà Nẵng vào ngày 1 tháng 9 trong khi đợt thứ 2 (Nhóm Việt Nam 2) sẽ đến Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 10. Trang web http://cscvietnam.ning.com/ đã được xây dựng để tất cả các thành viên của các nhóm trao đổi ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm cũng như các thu hoạch của họ trên các diễn đàn và blogs.

Chương trình này là một phần của sáng kiến Đào tạo Công dân Thế giới (Global Citizen's Portfolio) đã được công bố vào mùa hè năm ngoái. Sáng kiến này là một tập hợp các khoản đầu tư và các chương trình giúp nhân viên IBM nâng cao kỹ năng và kiến thức để phát triển trở thành các nhà lãnh đạo, các chuyên gia và những công dân có trình độ cao toàn cầu trong lực lượng lao động của thế kỷ 21. Nó tương hợp giữa giá trị của việc học tập suốt đời và các dịch vụ chuyển đổi tiên tiến để tạo ra những cơ hội nghề nghiệp thứ hai.

(Theo cuocsongso)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất